Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, chế độ ăn uống phù hợp sẽ mang lại những tác dụng nhất định đối với quá trình điều trị bệnh tiêu chảy. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bị tiêu chảy nên ăn gì?
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường ruột, mà tác nhân chính là các vi khuẩn. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tình trạng mất nước trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh suy nhược, nguy cơ tử vong cao.
Để điều trị bệnh, tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng được các chuyên gia khẳng định là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh tiêu chảy nhanh chấm dứt.
Tiêu chảy ăn trái cây gì?
Trái cây với hàm lượng chất xơ và các dưỡng chất vitamin cần thiết chính là 1 loại “thần dược” giúp đẩy lùi bệnh tiêu chảy nhanh chóng.
-
Tiêu chảy có ăn bơ được không?
Chất bơ có hàm lượng đường thấp, hàm lượng chất xơ cao, do đó việc bổ sung bơ sẽ giúp cải thiện những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra nước,… của bệnh nhân bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, bơ còn giúp tổng hợp nhiều vitamin có lợi, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
-
Tiêu chảy ăn cam được không?
Nhiều người quan niệm rằng cam có vị chua nên không phù hợp với bệnh nhân tiêu chảy. Nhưng các chuyên gia khẳng định lượng vitamin C có trong cam giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, do đó, người bệnh tiêu chảy ăn nhiều cam rất tốt sẽ giúp bổ sung lượng nước mà cơ thể bị thiếu. Tuy nhiên, bạn nên ăn cam quá ngọt, cho thêm 1 chút đường và muối vào cốc nước cam để tăng cường chất điện giải.
-
Tiêu chảy ăn ổi được không?
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng việc ăn một lượng ổi chín hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp.
-
Tiêu chảy ăn chuối được không?
Chuối là một loại trái cây lành tính đối với bệnh tiêu chảy. Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa chuối giúp làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết ổn những bệnh lý về đường tiêu hóa, cung cấp thêm kháng sinh cho cơ thể.
Bên cạnh đó, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.
- Tiêu chảy ăn sữa chua được không?
Sữa chua là một sản phẩm của quá trình lên men lactic sữa động vật. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Bên cạnh đó, lượng protein, chất đường bột lớn có trong sữa chua cũng giúp chuyển hóa thành đường lactose dễ tiêu hóa. Với những người bị tiêu chảy do vi khuẩn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, sữa chua chính là một nguồn dinh dưỡng có lợi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, khắc phục triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Chính bởi những tác dụng tốt, nên sữa chua là loại thực phẩm được đánh giá khá an toàn cho những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
- Tiêu chảy ăn cháo gì?
Khi bị tiêu chảy, đường ruột bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa của người bệnh gặp khó khăn. Lúc này, chế độ ăn uống của người bệnh sẽ cần phải thay đổi phù hợp để tránh những tổn thương không cần thiết. Thay vì các đồ ăn khô cứng, người bị tiêu chảy có thể sử dụng các loại cháo để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng mất nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cháo hoa
Cháo hoa ( hay còn gọi là cháo trắng ) là món dễ làm, tốt cho tiêu hóa. Món cháo này thường được sử dụng cho người bệnh, người mới ốm dậy hay những đối tượng đang gặp trục trặc ở đường ruột như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu…
Cháo rau sam hồng xiêm xanh
Quả hồng xiêm chứa nhiều tanin. Chất này khi vào trong đường ruột sẽ kết hợp với protein tạo ra lớp màng che phủ, bảo vệ niêm mạc ruột, làm se bề mặt tổn thương, qua đó giảm tiêu chảy.
Trong y học cổ truyền, rau sam cũng là vị thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng phổ biến. Bạn có thể kết hợp 2 loại thực phẩm này để nấu cháo ăn khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh hơn.
- Tiêu chảy ăn trứng được không?
Câu trả lời là có. Khi bị tiêu chảy, người bệnh vẫn có thể ăn các loại trứng, bởi trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp người bệnh tiêu chảy nhanh hồi phục và lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn trứng luộc, không nên ăn trứng rán vì dầu mỡ sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tiêu chảy ăn khoai lang được không?
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều enzym và men tiêu hóa giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Trong khoai lang cũng chứa kali, vitamin A, C, B6 giúp người bệnh tiêu chảy được cung cấp đủ năng lượng, làm phân săn lại, giảm bớt các triệu chứng bệnh. Như vậy, người bệnh tiêu chảy có thể ăn khoai lang để làm nhẹ triệu chứng, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể, giảm bớt khó chịu, mệt mỏi.
- Tiêu chảy ăn bánh mì được không?
Bánh mì là thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho bệnh nhân bị tiêu chảy bởi hàm lượng chất xơ vừa phải trong bánh mì sẽ giúp phân giảm độ lỏng, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những loại bánh mì nguyên chất, ít đường, ít mỡ hay kem sữa,… vì những thực phẩm này không hề tốt cho bệnh tiêu chảy.
Xem thêm: 10 Thuốc trị tiêu chảy nhanh nhất cho trẻ em và người lớn hiện nay
Người tiêu chảy không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bệnh tiêu chảy, bạn cũng cần tránh sử dụng những thực phẩm dưới đây để bênh không diễn biến xấu.
Thực phẩm từ bơ sữa
Ngoài sữa chua, các loại sữa và chế phẩm từ sữa không được khuyên dùng với những người bị tiêu chảy. Bởi số lượng Enzyme lactase suy giảm khiến lượng đường trong cơ thể không được tiêu hóa, gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khi bạn gặp tình trạng tiêu chảy.
Rượu, bia, caffe, nước giải khát có gas
Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. nên uống nước tinh khiết, nước lọc.
Như vậy, để bệnh tiêu chảy được nhanh chóng phục hồi, người bị bệnh tiêu chảy nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Hy vọng với những thông tin vừa rồi đã giúp bạn có thêm thông tin về bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì để xây dựng lại chế độ dinh dưỡng hợp lý.