Bệnh kiết lỵ là một trong những bệnh lý liên quan đến đường ruột khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh kiết lỵ là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn căn bệnh này với tiêu chảy, nhưng trên thực tế hai loại bệnh này lại không giống nhau. Nếu tiêu chảy mang đến cảm giác chướng bụng thì bệnh kèm theo cảm giác đau là mót rặn và phân nhầy. Căn bệnh này được biết là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp, kèm theo máu, biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
Kiết lỵ là bệnh phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Bên cạnh đó, bệnh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, khí hậu, bệnh diễn ra chủ yếu vào mùa hè.
Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Sống chung trong cụm gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm. Tiếp xúc gần gũi với những người khác làm vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. Dịch shigella phổ biến hơn tại các trung tâm chăm sóc trẻ em, hồ bơi cộng đồng, nhà dưỡng lão, nhà tù và doanh trại quân đội.
- Sống hoặc đi du lịch ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh kiết lỵ cũng thường xuất hiện ở những người sống hoặc đi du lịch ở các nước đang phát triển có nhiều khả năng lây nhiễm shigella.
- Nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Nam có quan hệ tình dục với nam có nguy cơ cao hơn do tiếp xúc miệng-hậu môn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?
Căn bệnh này là một dạng rối loạn chức năng đại tiện, gây nên những cơn đau khi đi vệ sinh. Đây là một dạng đặc biệt của táo bón, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn táo bón, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe:
- Viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, chứng lồng ruột, thậm chí thủng ruột
- Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn, gây nên trĩ
- Kiết lỵ nặng có thể gây mất nước, nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ gây suy nhược và tử vong nhanh chóng
- Với trẻ em, bệnh còn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp, teo cơ hay viêm đa dây thần kinh.
Mặc dù bệnh kiết lỵ gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên nhân bệnh kiết lỵ
Nguyên nhân gây ra bệnh có khá nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do nhiễm khuẩn, trong đó shigella, campylobacter, E. coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác là tác nhân chính gây nên kiết lỵ.
- Thực phẩm bị ô nhiễm;
- Nước sử dụng và đồ uống bị ô nhiễm
- Người bị nhiễm bệnh không rửa tay hoặc chưa sạch;
- Bơi trong nước bị ô nhiễm, chẳng hạn như hồ hoặc bể bơi
- Tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh;
Đối tượng mắc bệnh kiết lỵ nhiều nhất là ở trẻ em nhỏ từ 2 – 4 tuổi do thói quen chơi dưới đất, bé vô tình đưa những vi khuẩn gây hại vào miệng. Bên cạnh đó, đối tượng này thường rửa tay không sạch cũng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh.
Bên cạnh đó, trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiết lỵ ở trẻ. Do trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông thú rồi đưa lên miệng. Ruồi nhặng cũng là một trong những trung gian truyền bệnh, dẫn đến bệnh ở người.
Triệu chứng bị kiết lỵ
Thời gian ủ bệnh thường rơi vào 1 – 7 ngày, người bệnh không nhận thấy triệu chứng, nhưng sau đó, bệnh bùng phát đột ngột với một số triệu chứng rõ nhất là tiêu chảy (thường có máu), sốt và đau quặn bụng, bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Kiết lỵ thường kéo dài 5-7 ngày. Ở một số người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, tình trạng tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng cần phải nhập viện. Một số người bị nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng gì cả nhưng vẫn có thể lây lan vi khuẩn cho người khác.
Ngoài một số biểu hiện được thể hiện rõ rệt, người bệnh có thể sẽ không gặp phải triệu chứng. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách phòng chống bệnh kiết lỵ
Căn bệnh này nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh. Bởi nguyên nhân gây bệnh đa phần xuất phát từ việc ăn uống không đảm bảo và giữ vệ sinh kém. Do đó, nếu muốn phòng bệnh, bạn chỉ cần chú ý thay đổi và duy trì một số thói quen lành mạnh là đã có thể bảo vệ được sức khỏe cho bé và cả gia đình. Một số lưu ý về thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ:
- Chế biến kỹ các loại thực phẩm, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Sau khi chế biến, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, nếu chưa dùng ngay, cần bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng trước khi dùng là cách phòng kiết lỵ hiệu quả.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, đặc biệt, cần rửa các dụng cụ như bình sữa, chén bát, đồ chơi… của trẻ thường xuyên và kỹ lưỡng.
- Xử lý tã của bé, rác thải đúng quy trình, thường xuyên diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh.
Ngoài ra, biện pháp phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất chính là rửa tay sạch sẽ. Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus… trong đó có rất nhiều vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… Việc rửa tay đúng cách thường xuyên sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nước rửa tay cũng vô cùng quan trọng, bởi với những loại xà phòng thông thường sẽ khó làm sạch vi khuẩn.
Cách chữa bệnh kiết lỵ
Một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn đó là các bài thuốc dân gian. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc chữa bệnh, bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà.
Chữa kiết lỵ bằng lá mơ với trứng gà
Chuẩn bị nguyên liệu: lá mơ, trứng gà
Cách thực hiện:
- Lấy 50g lá mơ lông tươi, rửa sạch, thái nhỏ
- Sau đó lấy lòng đỏ trứng gà trộn lẫn với lá mơ lông.
- Bọc hỗn hợp này với lá chuối và nướng chính.
- Ăn 2 lần mỗi ngày để nhận được hiệu quả điều trị
Chữa kiết lỵ bằng rau dền, rau đay, rau sam
Chuẩn bị nguyên liệu: rau dền (100g), rau đay (20g), rau sam (100g)
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các loại rau trên
- Cho vào nồi đun sôi cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp để nguội
- Uống 2 lần mỗi ngày
Chữa kiết lỵ bằng của cải trắng
Chuẩn bị nguyên liệu: củ cải trắng
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng bỏ rễ, rửa sạch và ép lấy nước
- Đun chín nước ép củ cải và uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn
Bên cạnh những bài thuốc trên, bệnh kiết lỵ có thể được điều trị bằng các loại thuốc Tây và Đông y khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể, từ đó nhận liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp quý độc giả hiểu hơn về bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh ngay từ hôm nay cho bản thân và những người trong gia đình.