Trẻ nhỏ luôn là đối tượng thường xuyên mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Trong đó phải kể đến trẻ ho có đờm không sốt Cha mẹ đừng chủ quan khi hiện tượng này kéo dài khoảng 2 – 3 ngày không khỏi vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm khác. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh này để hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm không sốt
Ho có đờm mang bản chất cho thấy rằng cơ thể đang phản ứng lại với vi khuẩn và virus xâm nhập bằng việc tống khứ hết dị vật hoặc chất nhầy ra bên ngoài. Phụ huynh tránh hoảng loạn hay lo lắng vì đây là các chất sinh học xuất phát bởi đường hô hấp có liên quan đến phế quản, phế nang, xoang hốc mũi, hàm trán,… Chính chất nhầy cộng với đờm sẽ đảm bảo được chức năng loại bỏ virus, vi khuẩn hay dị vật có hại, không cần thiết tại hệ hô hấp.
Bên cạnh đó vẫn còn một vài loại chất khác dễ gặp ở trong đờm cảnh báo tổn thương gây hại nhất định như bã đậu hoặc mủ,… Vì vậy ngay khi phụ huynh thấy trẻ bị ho cộng thêm sổ mũi sốt và có đờm xanh hay mùi hôi tanh thì đây chính là các dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ mắc phải bệnh đường hô hấp.
Cũng chính dị vật và đờm tăng lên một cách quá mức đã làm hoạt động hô hấp của trẻ bị cản trở tương đối nhiều. Khiến con yêu phải ho thì mới có thể tống được hết ra bên ngoài. Cũng vì thế mà hiện tượng ho có đờm không sốt được xem giống như hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đổi lại cũng gây ra cho bé sự khó chịu ít nhiều. Thêm nữa một số trẻ còn hay nôn trớ hoặc cơ địa có tuyến tiêu hóa bị nằm ngang cũng hay mắc phải.
Dù trẻ ho có đờm, chảy nước mũi nhưng vui chơi, ăn uống và sinh hoạt giống như bình thường, không hề quấy khóc sẽ chỉ là dấu hiệu tạm thời mà thôi. Tốt nhất phụ huynh đừng chủ quan mà hãy theo dõi hoặc cho chúng đi kiểm tra sức khỏe để cập nhật tình hình cũng như biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp nhất sao cho hạn chế tối thiểu phải dùng đến thuốc.
Trẻ ho có đờm không sốt có nguy hiểm không?
Như đã đề cập thì đây chính là phản ứng thông thường của sinh lý nên bé hoàn toàn có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 ngày sau đó nếu hệ miễn dịch tốt và khỏe mạnh. Còn nếu do viêm họng, viêm mũi hay cảm lạnh gây ra thì không cần dùng đến thuốc long đờm mà thay vào đó hãy làm sạch họng và mũi bằng dụng cụ chuyên dụng với nước muối sinh lý. Cộng thêm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là bệnh sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Với đối tượng trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhưng không sốt thì tình trạng sẽ tiến triển xấu hơn nhưng không gây nguy hiểm cho tính mạng. Trường hợp nguyên nhân xuất phát do đường hô hấp dưới đã trở nặng thì bác sĩ sẽ cân nhắc kê thêm một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống dị ứng.
Đáng chú ý, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua bất kỳ sản phẩm thuốc nào để chữa ho cho trẻ trong thời gian này. Nhất là siro ho hay kháng sinh vì trẻ sơ sinh phải được chăm sóc theo quy định chỉ định của bác sĩ nếu không dễ khiến bệnh trở nặng hơn, bị lờn thuốc Ngoài ra các chuyên gia trong ngành cũng khuyến khích chữa trị tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên khi trẻ ho có đờm nhưng không bị sốt theo một vài lưu ý sau:
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, với đối tượng đang bú mẹ thì hãy tăng lượng sữa bú lên
- Trẻ đang ăn dặm cần bổ sung thêm những thực phẩm loãng cho dễ tiêu hóa và đồng thời hạn chế đạm thịt.
- Tránh dùng hải sản cua, tôm,… vào thực đơn mà thay vào đó hãy ăn thịt bò, trứng, cá
- Đảm bảo luôn giữ ấm cho cơ thể khi ở trong điều hòa hay thời tiết chuyển lạnh và cần lau người thường xuyên.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố làm kích thích ho như lông động vật, phấn hoa, gió lạnh, nấm mốc,…
- Vỗ lưng nhẹ nhẹ cho trẻ khi chúng vừa ăn hoặc bú nó để tuần hoàn máu tăng cường lên phổi, giúp tiêu đờm, long đờm hiệu quả.
- Phải chữa trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm amidan, viêm họng,… để đề phòng biến chứng phát sinh.
- Với trẻ lớn hơn 3 tuổi thì phụ huynh cũng nên dạy trẻ cách tự súc miệng bằng nước muối để hạn chế nhiễm trùng có khả năng lây lan.
Hướng trị ho có đờm mà không sốt ở trẻ
Mặc dù được đánh giá là không quá nguy hại đến sức khỏe và tính mạng nhưng phụ huynh cũng không được chủ quan mà bỏ qua. Ngay khi trẻ có dấu hiệu phát bệnh thì cần đưa đi thăm khám ngay để được thăm khám, chẩn đoán cũng như tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Thuốc Tây y trị ho có đờm không sốt cho trẻ
Về cơ bản phụ huynh hãy chăm sóc trẻ ở tại nhà trước khi nhờ đến sự trợ giúp của thuốc tân dược. Việc dùng thuốc chỉ được diễn ra khi đã được thăm khám và nhận được chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp cần phải sử dụng thuốc ho thì phụ huynh phải lưu ý:
- Sử dụng thuốc thích hợp cho từng độ tuổi và đồng thời xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để uống đúng thuốc.
- Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho hay siro của người lớn cho trẻ uống khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
- Loại thuốc trị ho chiết xuất từ thành phần chlorpheniramine, dexchlorpheniramine hay alimemazine,… cho phép được dùng khi trẻ ho khan kéo dài nhưng cần đúng lứa tuổi.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm không sốt cho trẻ
Những nguyên liệu tự nhiên với công dụng chống viêm, long đờm và giảm ho nhanh chóng đã được khoa học công nhận chính là đường phèn, mật ong, lá hẹ, quất,… Phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng được ngay tại nhà để khắc phục chứng ho có đờm không sốt cho trẻ với một vài bài thuốc sau:
- Chưng quất và đường phèn: Nguyên liệu chuẩn bị gồm 2 – 3 quả quất xanh mang đi rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ bỏ vào chén. Sau đó thêm đường phèn vào hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút rồi lọc lấy phần nước cốt để nguội và cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa.
- Chưng lá hẹ với đường phèn: Bạn chỉ cần chuẩn bị nắm lá hẹ mang đi rửa sạch, cho vào bát rồi thêm đường phèn hoặc mật ong vào hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút là được. Cuối cùng chắt lấy nước cốt để uống, duy trì đều đặn ngày 2 lần, mỗi lần uống 2 – 3 thìa.
- Nước mật ong: Với trẻ lớn hơn 2 tuổi thì phụ huynh có thể cải thiện tình trạng ho có đờm không sốt bằng cách cho chúng dùng nước mật ong. Dược liệu này sở hữu tính sát khuẩn cao và long đờm, làm dịu lớp niêm mạc cao nên có thể khắc phục nhanh các cơn ho hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy 2 thìa mật ong pha cùng ½ bát nước ấm rồi hòa tan cho trẻ uống là được.
Trên đây là những chia sẻ về trẻ ho có đờm không sốt mà chúng tôi muốn gửi đến cho quý phụ huynh tham khảo. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích với bạn. Tốt nhất khi thấy trẻ gặp phải triệu chứng này thì phụ huynh nên đưa đi thăm khám kịp thời để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục sao cho an toàn nhất. Chúc bé mau khỏe!