Mang thai là một quá trình thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng nhưng cũng cực kỳ vất vả và mệt mọc. Đặc biệt đối với các trường hợp bị đau dạ dày khi mang thai thì lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Vậy có những nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị đau dày khi mang thai, chúng có nguy hiểm hay không và cách đối phó an toàn ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai
Có thể nói đây không phải là một tình trạng quá hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó các chuyên gia đã xác định chúng xuất phát từ các nguyên nhân điển hình như sau:
- Ốm nghén: Khoảng 03 tháng đầu tiên của thai kỳ thì bà bầu hay xuất hiện dấu hiệu buồn nôn và nôn nhiều. Chính điều này đã tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến cho dạ dày kích thích co bóp thường xuyên làm cho tiết dịch vị tăng quá mức và đau.
- Nội tiết tố bất ổn: Vì mang thai nên hormone progesterone giúp nuôi dưỡng thai nhi ở trong tử cung, hạn chế sảy thai có chiều hướng gia tăng đột ngột khiến nhu động ruột giảm. Kết quả dạ dày bài tiết lượng dịch vị nhiều hơn rồi co bóp quá mức.
- Tử cung giãn nở: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai, chắc chắn trong toàn bộ quá trình mang thai thì tử cung của người phụ nữ bị giãn nở ra để cho không gian thai nhi phát triển. Điều làm làm tăng áp lực cho ổ bụng và khiến cho dạ dày, ống hậu môn bị kích thích.
- Thói quen ăn uống không khoa học: Hệ tiêu hóa và dạ dày phải chịu ảnh hưởng từ thói quen ăn uống. Trường hợp lượng thức ăn của bà bầu tăng đột ngột trong một bữa, thường xuyên ăn đêm hay dùng chất kích thích, hoa quả có vị chua,… thì cũng rất dễ hình thành cơn đau thắt ở dạ dày.
- Thần kinh căng thẳng: Tâm lý lo lắng đủ thứ trong quá trình mang thai làm cho nội tiết tố của người bị nữ nhạy cảm, dễ căng thẳng hơn. Từ đó khiến áp lực đến rễ thần kinh ruột – não tăng. Và kết quả xuất hiện đau dạ dày vì co bóp nhiều, bài tiết axit quá mức, nhu động ruột giảm.
Biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai
Dành cho bạn nào chưa biết, có một số biểu hiện của bệnh khi mang thai còn tương tự với triệu chứng thai nghén nên rất hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy việc nắm bắt những dấu hiệu điển hình dưới đây sẽ giúp cho mọi người biết được chính xác liệu mình có đang bị đau thắt dạ dày hay là không?
- Ợ hơi và ợ chua: Đa số ai bị đau thắt dạ dày cũng có biểu hiện này. Nguyên nhân là do lượng hơi xuất phát từ lượng thức ăn dư thừa tích trữ lâu ngày bên trong dạ dày trào ngược vào thức quan, đi qua khoang miệng gây ợ hơi bên ngoài mang theo ca lượng dịch vị trong dạ dày.
- Buồn nôn, nôn: Nhiều bà bầu đã nhầm lẫn dấu hiệu này với việc ốm nghén thông thường. Tuy nhiên đau dạ dày lúc mang thai có phần khác với ốm nghén là nôn ra nước thức ăn, nôn nhiều làm tụt huyết áp và mật sức.
- Xuất huyết dạ dày: Dấu hiệu này nhận biết được thông qua đại tiện ra máu. Đây là một tình trạng cực nguy hiểm mà mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục phù hợp.
- Chướng bụng: Vì dạ dày đang bị tổn thương nên đương nhiên việc thực ăn tiêu hóa cũng bị kém đi, cộng với thức ăn thừa đọng lâu ngày nên khiến dạ dày ách tắc và liên tục thấy chướng bụng.
- Đau thượng vị: Nếu cơn đau xuất hiện dạng dữ dội hoặc âm ỉ, đau tức vùng bụng cộng cảm giác thấy món rát từ mũi xương ức đến rốn thì phần lớn là triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo một vài con số thống kê thì có đến 70% số lượng phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh đau thắt dạ dày cấp tính trong thời gian ngắn nhưng hoàn toàn không tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe của bào thai. Tuy nhiên nếu bị trong thời gian dài mà chủ quan chưa tìm cách khắc phục thì cả mẹ và bé dễ đối mặt với nhiều biến chứng khôn lường.
- Rối loạn đường tiêu hóa ngày càng trầm trọng hơn khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng của cả mẹ và bé suy giảm. Cuối cùng hình thành suy nhược, thai nhi phát triển chậm.
- Khiến cho người mẹ lúc nào cũng trong trạng thái khó chịu, đau tức, mệt mỏi rồi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa trong khoảng 3 tháng đầu nếu không khắc phục thì nguy cơ sảy thai sẽ rất cao.
- Dễ hình thành ổ loét tại thực quản, dạ dày và tá tràng. Nguy hiểm hơn là gặp biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và bé.
Chính vì vậy ngay khi xuất hiện các cơn đau thì mẹ bầu phải nhanh chóng đi thăm khám ngay rồi điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Hướng xử lý và khắc phục tình trạng đau dạ dày khi mang thai
Hầu như các trường hợp đau dạ dày khi mang thai thường thuyên giảm đáng kể sau khoảng 3 tháng đầu thai kỳ hay sau khi đã cải thiện lối sống sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng sau đây xuất hiện liên tục thì cần đi thăm khám ngay:
- Nôn mửa liên tục, kéo dài
- Đau dạ dày có tiến triển nặng hơn về tần suất và mức độ
- Nôn ra máu hay màu bã cà phê và đại tiện ra máu
- Người xanh xao, cân nặng giảm nhanh chóng
Cuối cùng để khắc phục nhanh chóng tình trạng này thì mẹ bầu có thể chọn áp dụng một trong các phương pháp phổ biến sau đây:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Bằng cách chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày, ăn nhiều đồ luộc, nói không với chất kích thích và đồ ăn cay nóng.
- Sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi khoa học: Duy trì ngủ 8 tiếng/ngày, không ngủ sau 22h và không thức sớm hơn 5h, ngủ nằm nghiêng bên trái có kê đầu và kê chân. Tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng kết hợp nghe nhạc, xem phim hài cho tinh thần được thoải mái nhất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh đau dạ dày khi mang thai mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như có cách phòng ngừa phù hợp. Chúc bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.