Sốt viêm họng là tình trạng thường gặp và hay đi kèm cùng nhau. Người có biểu hiện viêm họng sẽ có triệu chứng sốt ở mức độ từ nhẹ đến cao. Tuy nhiên, bạn cần chủ động điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm một số thông tin bổ ích về vấn đề sốt viêm họng qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm họng sốt mấy ngày?
Viêm họng là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp, viêm hạch mủ,…
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính gây sốt viêm họng là do vi khuẩn và virus
- Do vi khuẩn: Đây là hiện tượng vi khuẩn tấn công gây nên thương tổn, vậy nên cẩn phải được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 10-15 ngày và thường có nguy cơ xảy ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
- Do virus: Virus gây bệnh sởi, tay chân miệng, cảm cúm, thuỷ đậu, viêm đường hô hấp trên,…làm hình thành chứng sốt do viêm họng cấp. Tuy nhiên, khác với bệnh do vi khuẩn, bệnh do khởi phát do virus không thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Chính vì vậy, người bệnh chỉ cần chú ý quan sát và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà sau từ 7-10 ngày là tự khỏi.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân gây sốt viêm họng phải kể đến như:
- Tình trạng dị ứng với phấn hoa, khói thuốc lá, lông vật nuôi, bụi,…
- Thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, đây chính là cơ hội giúp cho virus, vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện để phát triển.
- Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như chất độc hoá hoạc, khói bụi nhà máy, khói xe cộ,…cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc viêm họng cấp gây sốt cao.
Khi bị viêm họng thường sốt mấy ngày?
Nếu bạn bị viêm họng, nhất là trẻ em thì dấu hiệu nhận biết ban đầu đó chính là tình trạng sốt. Nhiệt độ cơ thể khi đó có thể lên tới 39 – 40 độ C, kèm với đó là các triệu chứng như thở khò khè, ho, hắt hơi, sổ mũi.
Thông thường, hiện tượng sốt sẽ chỉ diễn ra trong khoảng từ 2 đến 3 ngày đầu là giảm. Tuy nhiên, bạn có thể bị sốt liên tục, kéo dài đến ngày thứ 5-7 nếu không thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời. Trong một số trường hợp, người bệnh bị sốt trên 10 ngày thì bạn đang có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản, viêm Amidan, viêm khớp, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm cầu thận,… và nhất là chứng nhiễm khuẩn huyết.
Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng dù là ở bất kỳ đối tượng hay giai đoạn nào cũng cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi bị sốt viêm họng thì càng chủ động sớm càng tốt bởi hệ miễn dịch yếu ớt của con cần được hạn chế các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Tình trạng sốt viêm họng cũng vậy, nếu bạn đã chườm ấp hoặc tự điều trị tại nhà khoảng 2-3 ngày sau mà không có chuyển biến tốt thì hãy lập tức đến bệnh viện. Bên cạnh đó, việc khám bệnh cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Sốt cao liên tục kèm co giật.
- Ho nhiều, ho liên tục kéo dài
- Khó thở, thở nhanh, thở gấp, đau tức ngực hoặc xuất hiện tình trạng rút lõm lồng ngực ở trẻ nhỏ
- Buồn nôn, nôn nhiều, hay đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có dạng lỏng
- Tai bị chảy mủ
Sốt viêm họng phải làm sao?
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng sốt viêm họng, đừng lo lắng mà hãy tuân thủ thực hiện như sau:
Vệ sinh tai mũi họng
- Bạn có thể loại bỏ các dịch gây ngạt mũi bằng cách dùng khăn ướt, mềm để lau rửa. Nếu dịch mũi ở dạng đặc hoặc có kèm theo gỉ mũi, hãy nhỏ thêm một vài giọt nước muối sinh lý và đợi từ 3-5 phút để nước muối là mềm rỉ mũi sau đó có thể nhẹ nhàng dùng tăm bông hoặc khăn để loại bỏ chúng.
- Đối với trẻ nhỏ có quá nhiều dịch mũi hoặc chúng quá đặc, các bậc phụ huynh có thể tìm mua các loại dụng cụ hút mũi để dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, cần chú ý không được quá lạm dụng biện pháp này bởi chúng có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương.
- Nên dùng khăn giấy một lần để lau dãi, mũi cho con rồi vứt luôn đi, tránh dùng một khăn nhiều lần bởi việc không thay mới này làm tăng nguy cơ tái nhiễm virus, vi khuẩn trở lại.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin C có trong hoa quả, rau xanh, thịt,… nhằm tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng nước ép trái cây và dung dịch điện giải oresol để tăng cường hiệu quả.
- Có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh như gừng, quất, mật ong, chanh đào,… để tiến hành chữa ho, sốt nhanh chóng.
- Nên chế biến các món ăn mềm hơn để bé dễ nuốt, nhai và tiêu hoá hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Bạn cần chú ý cần sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc giảm ho theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc cũ, điều này có thể dẫn tới nguy cơ biến chứng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị dự phòng
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa hoặc khi trời lạnh.
- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên tuân thủ nguyên tắc rửa tay bằng xà phòng.
- Thực hiện ăn chín uống sôi để hạn chế xâm nhập của vi khuẩn. Không nên uống nước đá hoặc nước lạnh khiến cổ họng bị tổn thương gây viêm họng.
- Chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng sốt viêm họng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm, bạn cần đến gặp bác sĩ nhằm chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ.