Viêm phổi không điển hình mang đến rất nhiều triệu chứng bệnh lý phức tạp cùng những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy căn bệnh này là gì?, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý ra sao?, hãy cùng khám phá ở bài viết ngay sau đây để hiểu rõ.
Viêm phổi không điển hình là bệnh gì?
Viêm phổi không điển hình được hiểu là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do các nhóm vi khuẩn là Mycoplasma pneumonia, Legionella pneumophila và chlamydophila pneumonia. Theo các chuyên gia, bệnh có triệu chứng bệnh lý nhẹ hơn nhiều so với các dạng bệnh bình thường, tuy nhiên diễn biến của bệnh thường rất nguy hiểm và phức tạp.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng người bệnh, đặc biệt là đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi,.. Ở một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh phải nhập viện điều trị và thở bằng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.
Nguyên nhân và dấu hiệu của viêm phổi không điển hình
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm phổi không điển hình chính là do các nhóm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila và chlamydophila pneumonia. Các nhóm vi khuẩn này có cơ chế truyền từ người qua người qua hắt hơi, ho,.. Tốc độ lây truyền qua không khí khá chậm nên thời gian lây nhiễm có thể lên tới hơn 10 ngày.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh thường rất đa dạng, thậm chí rất dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý liên quan đến hô hấp. Thông thường người bệnh sẽ ủ bệnh trong khoảng 15-20 ngày với những triệu chứng nhẹ, sau đó có thể trở nặng một cách đột ngột trong khoảng 2-3 ngày sau đó.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi không điển hình gồm: đau tức ở vùng ngực khi người bệnh thở sâu, sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, xuất hiện các cơn ho (có thể ho khan, ho có đờm,..), mệt mỏi, chán ăn, sụt giảm cân nhẹ,… Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh còn gây ra tình trạng thiếu máu, phát ban trên da hoặc nhiễm trùng tai.
Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu của bệnh, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Việc điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng phức tạp, giúp bệnh được điều trị để và giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh.
Chẩn đoán và hướng điều trị viêm phổi không điển hình
Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh, các bạn sĩ sẽ tiến hành chụp X Quang để kiểm tra mức độ tổn thương của phổi, đồng thời phân biệt giữa bệnh phổi và các bệnh hô hấp khác. Bên cạnh đó, để xác định nguyên nhân gây bệnh, bạn cũng sẽ được chỉ định các xét nghiệm như nuôi cấy dịch tiết từ tế bào phổi, lấy dịch họng, nhuộm Gram vi khuẩn, xét nghiệm máu, xét nghiệm kháng thể, nuôi cấy vi khuẩn từ tế bào máu,…
Sau khi xác định được mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị với các phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Phương pháp chủ yếu chính là sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây nên viêm phổi. Ở tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh qua đường uống. Tuy nhiên, ở những mức độ nặng sẽ được chỉ định tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh xuất hiện tình trạng suy hô hấp thì cần kết hợp sử dụng máy thở oxy, sau đó quan sát nhịp thở, khí máu, SaO2 và thực hiện hút thông đường thở. Ngoài ra, các bạn cũng nên kết hợp thêm các bài thuốc dân gian để hỗ trợ tối đa hiệu quả trong quá trình điều trị viêm phổi không điển hình.
Bài thuốc số 1: Nước rau diếp cá
Rau diếp cá có chứa rất nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh về hô hấp. Các bạn có thể sử dụng nước ép rau diếp cá hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, đồng thời bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
Để nước rau diếp cá dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút muối hoặc cho thêm 1-2 thìa cafe mật ong. Kiên trì sử dụng từ 3-4 lần/ tuần.
Bài thuốc 2: Nước lá trầu không
Trong dân gian, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng hiệu quả, đặc biệt sử dụng để điều trị các bệnh về phổi. Để sử dụng lá trầu không trong điều trị viêm phổi không điển hình, các bạn có thể xay nhuyễn lá trầu không và sau đó lọc lấy nước và uống.
Bài thuốc 3: Mật ong và lá hẹ
Mật ong được mệnh danh là thuốc “kháng sinh tự nhiên” với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Khi kết hợp cùng lá hẹ sẽ mang đến hiệu quả điều trị các bệnh về hô hấp, phổi một cách hiệu quả. Để sử dụng phương pháp này, các bạn nên chuẩn bị từ 10-20 lá hẹ tươi, rửa sạch và để khô.
Sau đó, đem hấp lá hẹ cùng mật ong trong khoảng 5-10 phút và sử dụng ăn trực tiếp. Kiên trì sử dụng từ 1-2 tuần để phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Thực hiện chính xác liệu trình điều trị sẽ giúp bệnh thuyên giảm sau 1 tuần điều trị, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Viêm phổi không điển hình có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp, các bạn cần nhanh chóng điều trị để bảo vệ sức khỏe của mình. Xin hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết có trong chuyên mục sức khỏe của chúng tôi.