Viêm phổi là một bệnh lý phổ biến về đường hô hấp. Khi gặp phải căn bệnh này, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vậy đây là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý này ra sao? Mọi vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua phần dưới bài viết sau.
Viêm phổi là gì?
Loại bệnh này thuộc bệnh lý liên quan đến tình trạng đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng. Lúc này, các phế nang phổi sẽ bị viêm và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động. Bệnh có thể xảy ra ở một vài vùng hoặc cố định tại một vị trí. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị viêm toàn bộ vùng phổi.
Khi bị viêm phổi, lượng oxy cung cấp vào cơ thể sẽ không đủ do túi khí bị tắc. Đây chính là nguyên nhân khiến cho quá trình trao đổi khí trở nên kém hiệu quả. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, ho kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Chỉ sau khi nhiễm bệnh một vài ngày, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình. Nếu như không chủ động kịp thời điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị tử vong.
Để có thể biết được bệnh nhân có mắc phải căn bệnh viêm phổi hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện thông qua việc xét nghiệm cùng với một số phương pháp khác nhằm xác định được các vấn đề liên quan đến bệnh lý.
Căn bệnh này khiến cho quá trình hô hấp nói riêng và tình trạng sức khỏe của người bệnh phải gánh chịu những ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nếu như vi rút, vi khuẩn xâm nhập và trong đường hô hấp và gây bệnh.
Trong trường hợp tình trạng bệnh không có xu hướng tiến triển trong 6 tuần liên tiếp sẽ được gọi là viêm phổi mãn tính. Khi ấy, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều.
Theo đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh viêm phổi và dễ gặp phải các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng phải kể đến như:
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Trẻ dưới 2 tuổi.
- Người già trên 65 tuổi.
- Người đã từng bị bệnh phổi.
- Người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém.
- Người phải sống trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm.
- Người mắc phải những bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.
Triệu chứng viêm phổi
Thông thường, các triệu chứng của bệnh được chia làm 2 dạng đó là triệu chứng điển hình và không điển hình. Cụ thể như sau:
Triệu chứng viêm phổi điển hình
Triệu chứng ở trẻ nhỏ:
- Thở khò khè.
- Sốt cao.
- Cánh mũi phập phồng.
- Vùng niêm mạc, mũi, ngón tay… bị xanh tím.
- Nôn mửa, nhất là khi khó thở.
- Xuất hiện các triệu chứng như ho có đờm, ho khan, dịch có màu trắng, xanh…
Triệu chứng ở người lớn
- Xuất hiện triệu chứng sốt cao, kèm theo đó là tình trạng nhức đầu.
- Vùng ngực bị đau tức, có cảm giác nặng nề ở khu vực dưới xương ức, nhất là khi hít thở sâu hoặc ho.
- Ho kéo dài và liên tục: Khi căn bệnh viêm phổi ngày càng chuyển biến nặng, tần suất các cơn ho sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Không những thế, đờm sẽ có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
- Mệt mỏi, đau cơ: Những triệu chứng mà căn bệnh này sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, uể oải, đau vùng cơ, đau khớp.
- Khó thở: Tình trạng khó thở thường xảy ra vào mỗi khi người bệnh hoạt động mạnh. Khi đó, bạn luôn có cảm giác không thể hít đủ không khí dù cho bản thân có cố gắng thế nào.
- Đổ nhiều mồ hôi, cơ thể bị ớn lạnh. Người bệnh cảm thấy cơ thể bị ớn lạnh dù cho đã được giữ ấm. Bên cạnh đó, răng có thể bị đánh lập cập vào với nhau.
- Da có màu xám xịt hoặc ngả xanh, nhất là vùng ở quanh miệng.
- Ho có đờm: Tình trạng ho có đờm thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm phổi. Khi ấy, đờm sẽ có màu vàng, xanh lá cây hoặc kèm theo máu.
Triệu chứng không điển hình
Triệu chứng ở trẻ nhỏ:
- Sốt cao, đau nhức đầu, đau họng.
- Bị ho khan nhiều hơn, nhất là vào ban đêm.
- Một số triệu chứng khác: Đau ngực, đau vùng cơ, da nổi phát ban, cơ thể có cảm giác bị ớn lạnh.
Triệu chứng viêm phổi ở người trưởng thành:
- Ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm.
- Khó thở, đau đầu, đau ngực.
- Hơi thở khò khè.
- Sốt nhẹ, viêm họng.
- Cơ thể ớn lạnh.
- Nhận thức bị thay đổi: Những người già trên 65 tuổi có thể gặp phải tình trạng bị lú lẫn, mê sảng.
Viêm phổi nặng là như thế nào?
Bệnh nặng chính là tình trạng viêm nhiễm tại vùng phổi bị tái phát và lặp lại nhiều lần. Điều này khiến cho phổi bị xơ hóa và tái cấu trúc, khiến phổi bị mất đi sự mềm mại và đàn hồi. Trong trường hợp bị nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Suy hô hấp: Người bệnh bị thở gấp, lồng ngực bị rút lõm, toàn thân tím tái. Ngoài ra, bệnh nhân còn luôn có cảm giác bị thiếu oxy do vừa mới làm việc nặng nhọc.
- Các dấu hiệu toàn thân: Người bệnh chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng. Không chỉ vậy, người bệnh còn bị hôn mê li bì, lơ mơ, nhận thức không rõ, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi.
- Sốt cao: Khi căn bệnh viêm phổi đang ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ. Khi chuyển sang mức độ nặng sẽ bị sốt cao. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị co giật và gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.
Nguyên nhân viêm phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng chính là tình trạng nhu mô bị nhiễm khuẩn và xảy ra bên ngoài cộng đồng hoặc xuất hiện các triệu chứng chỉ sau 48 giờ khi nhập viện. Các yếu tố gây bệnh đó là:
Vi khuẩn:
- Điển hình nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,Chlamydiae pneumonia, Mycoplasma pneumonia …
- Những vi khuẩn gây viêm phổi nặng gồm có như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae…
Virus:
- Nguyên nhân thứ 2 gây ra viêm phổi cộng đồng chính là virus, thường gặp nhất chính là ở những người cao tuổi.
- Những triệu chứng của bệnh xảy ra do virus như mệt mỏi, đau cơ, ho khan, đau đầu…
- Các loại virus thường gặp nhất là virus cúm, virus hợp bào hô hấp.
Các nguyên nhân khác: Do ký sinh trùng,nấm, hít phải hóa chất, xăng dầu, tiếp xúc với khói bụi bị ô nhiễm, hút thuốc lào, thuốc lá …
Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện
Các loại vi khuẩn gây ra căn bệnh này thường xâm nhập thông qua nhu phổi rồi dẫn vào trong máu. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não…
- Nhóm các loại vi khuẩn gram âm hiếu khí: Điển hình như Enterobacter, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa…
- Nhóm các loại vi khuẩn Gram dương hiếu khí: Phế cầu, tụ cầu vàng…
- Nấm ( Aspergillus fumigatus, Candida) và Legionella pneumophila…
- Virus: Điển hình là virus cúm A.
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?
Mặc dù có thể phòng ngừa được nhưng tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này hàng năm vẫn ở mức cao.
Theo như số liệu được đưa ra từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, trung bình sẽ có 1 bệnh nhân tử vong trong số 20 người mắc phải căn bệnh này.
Nếu như căn bệnh viêm phổi cấp tính tiến triển trong một thời gian ngắn và không được điều trị một cách kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải những nguy hiểm như:
- Màng phổi bị tràn mủ, áp xe tràn dịch.
- Hệ hô hấp bị suy nặng.
- Viêm màng ngoài tim.
Nếu như gặp phải các triệu chứng sau, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt:
- Thận nhiệt bị tăng cao, kèm theo đó là tình trạng chân tay bị run.
- Thở nông, khó thở, hụt hơi, thở gấp.
- Tức ngực, đau ngực.
- Ho ra máu, ho có đờm.
Chẩn đoán viêm phổi
Để có thể biết được bạn có bị bệnh hay không, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi thăm về tiền sử bệnh lý, triệu chứng bệnh, có thói quen hút thuốc lá hay không hoặc hàng xóm, gia đình, nhà trẻ, cơ quan, trường học có ai mắc phải căn bệnh không. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh lý của bạn bằng những thiết bị y tế và chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp X – Quang: Nhằm theo dõi, chẩn đoán mức độ thương tổn của căn bệnh này.
- Chụp CT: Mục đích của phương pháp này đó chính là giúp cho việc quan sát hình ảnh của phổi trở nên rõ ràng và chi tiết hơn. Những đối tượng phù hợp với phương pháp này đó là người bị viêm phổi ở mức độ nặng, điều trị bệnh không đem lại hiệu quả cao.
- Xét nghiệm máu: Mục đích nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bị nhiễm trùng.
- Cấy đờm, cấy máu nhằm xác định các tác nhân vi trùng.
- Đo nồng độ bão hòa canxi ở trong máu: Khi mắc phải căn bệnh này, lượng oxy cung cấp vào phổi sẽ bị cản trở và khiến cho oxy ở máu bị giảm. Khi đó, người bệnh sẽ thấy khó thở. Phương pháp phù hợp lúc này đó là đo độ bão hòa oxy mạch.Mục đích là để kiểm tra về những sự thay đổi về lượng oxy có ở trong máu.
- Thực hiện nội soi phế quản: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp căn bệnh viêm phổi bị tái phát nhiều lần. Khi ấy, bác sĩ sẽ dùng ống mềm nhỏ có gắn kèm với camera ở đầu và đưa khí vào trong phế quản của bệnh nhân. Thông qua đó sẽ thu thập được mẫu mô và chất dịch để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.
- Khí máu động mạch: Phương pháp xét nghiệm này có tác dụng làm giảm lượng oxy có ở trong máy. Bằng việc dùng mẫu máu được lấy từ động mạch sẽ giúp người bệnh xác định được lượng trao đổi khí oxy – carbon dioxide và đánh giá được sự nghiêm trọng của bệnh lý.
Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ y tế
Tùy thuộc vào căn bệnh viêm phổi mà bạn thường mắc phải hoặc mức độ bệnh lý mà bệnh nhân sẽ có lộ trình điều trị phù hợp. Theo đó, những cơ quan y tế thường sử dụng phác đồ sau để điều trị bệnh:
Dùng thuốc kê đơn
- Loại thuốc kê đơn dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra: Điển hình nhất chính là thuốc kháng sinh dùng ở dạng đường uống.
- Nếu virus gây bệnh: Sử dụng phổ biến nhất chính là thuốc kháng virus.
- Thuốc chữa bệnh do nấm gây ra: Điển hình nhất là thuốc chống nấm.
Việc dùng thuốc kê đơn trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần phải dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Chữa viêm phổi tại nhà
Thông thường, nếu điều trị viêm phổi tại nhà, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Trong đó phổ biến nhất là thuốc Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen…
Trong trường hợp bệnh nhân bị ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, uể oải, người bệnh sẽ được dùng thêm một số loại thuốc ho. Bên cạnh đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tăng cường uống thêm nhiều nước.
Điều trị chứng viêm phổi tại bệnh viện
Trong trường hợp nếu như căn bệnh này chuyển sang mức độ trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm như đo nhịp thở, đo nhịp tim và thực hiện một số cách như sau:
- Dùng thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được dùng bằng cách tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Sử dụng liệu pháp oxy: Theo đó, mục đích của phương pháp này chính là giúp duy trì lượng oxy có ở trong máu thông qua ống mũi, mặt nạ, máy thở.
- Áp dụng phương pháp trị liệu hô hấp: Bằng việc đưa thuốc vào trong phổi và thực hiện các bài tập đều đặn để có thể điều chỉnh được lượng oxy ở trong phổi.
Phòng ngừa viêm phổi
Để phòng ngừa chứng viêm phổi, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh đến những nơi có chứa nhiều khói thuốc.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước sạch để diệt khuẩn.
- Không nên tiếp xúc với người đang mắc phải bệnh lý về truyền nhiễm.
- Làm việc, hoạt động với cường độ phù hợp, nên chú trọng phục hồi sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin như cá, thịt, trứng sữa, rau xanh…
- Khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi,ho, bạn cần phải hướng dẫn bé sử dụng khuỷu tay để che miệng, hạn chế tình trạng vi trùng lây lan và gây bệnh cho người lành.
- Súc miệng đều đặn bằng nước muối sinh lý.
- Dùng máy tạo ẩm nếu cảm thấy cần thiết.
- Tiêm ngừa vắc xin để phòng một số loại vi khuẩn.
Trên đây là mọi thông tin cơ bản liên quan đến căn bệnh viêm phổi. Hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về bệnh lý để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp.