Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường xảy ra khi những tiểu phế quản chưa được phát triển một cách toàn diện. Khi ấy, hệ hô hấp sẽ bị tấn công, các tiểu phế quản do đang còn rất yếu nên sẽ rất dễ bị phù nề và hẹp mỗi khi bị viêm. Từ đó khiến cho trẻ bị khò khè, khó thở.
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ
Đây là bệnh lý được gây ra bởi virus. Loại virus này gây tác động tới bộ phận tiểu phế quản – những đường dẫn khí nhỏ nhất ở trong phổi và gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.
Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản ở trẻ em phần lớn đếan từ sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt, mỗi khi thời tiết chuyển lạnh thì các loại virus, vi khuẩn sẽ càng có điều kiện sinh sôi, phát triển và gây ra bệnh lý. Theo đó, đối tượng dễ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn đó là trẻ em. Trong số đó, đây là căn bệnh dễ gặp phải nhất. Bệnh nếu không được điều trị một cách kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề.
Loại virus chính gây ra căn bệnh này đó là virus hợp bào hô hấp, thường chiếm tới 30 đến 50% trong số những trường hợp bị mắc bệnh. Do có khả năng lây lan mạnh nên virus rất có thể gây thành dịch. Không chỉ trẻ nhỏ, người trưởng thành cũng có nguy cơ nhiễm phải loại virus này. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh chỉ ở mức độ nhẹ giống như là cảm ho thông thường.
Bên cạnh đó, virus á cúm và virus cúm cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Theo số liệu thống kê, có tới 25% trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh viêm tiểu phế quản do virus này gây ra. Ngoài ra, có tới 10% số ca mắc bệnh do liên quan đến virus Adenovirus.
Trong trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp trên hoặc sống trong khu vực xuất hiện dịch cúm thì tỷ lệ trẻ bị lây nhiễm sẽ rất cao. Nguyên nhân là do sức đề kháng ở trẻ đang còn yếu, đặc biệt là khi trẻ không được uống sữa mẹ đầy đủ.
Nếu như trẻ bị ốm do cơ thể bị nhiễm virus những vi khuẩn trước đó như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi họng… thì nguy cơ mắc phải bệnh lý sẽ rất cao nếu như không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trẻ khi tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thường xuyên hay mắc bệnh , bệnh phổi bẩm sinh, hệ miễn dịch bị suy giảm thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm tiểu phế quản.
Bệnh có những triệu chứng, dấu hiệu giống với các bệnh lý liên quan tới viêm đường hô hấp và không có bất cứ triệu chứng đặc trưng gì. Thông qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán được trẻ có bị bệnh hay không. Theo đó, những dấu hiệu thường gặp của bệnh ở trẻ đó là:
- Ho, ho không đờm hoặc ho có đờm.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục. Ngoài ra, trẻ còn có thể không bị sốt.
- Nghẹt mũi, sổ mũi.
- Tiết ra nhiều đờm, đờm có màu trắng, xanh hoặc vàng.
- Thở nhanh, thở khò khè.
- Lười ăn, biếng ăn.
Biến chứng nguy hiểm mà viêm tiểu phế quản có thể gây ra có thể kể đến như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, xẹp phổi… Theo đó, bệnh có thể sẽ kéo dài hơn, nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng hơn nếu như trẻ nhẹ cân, sinh non, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ mắc bệnh phổi, tim, suy giảm khả năng miễn dịch…
Viêm tiểu phế quản ở trẻ phải làm sao?
Khi bị viêm tiểu phế quản, bạn có thể áp dụng các cách sau để khắc phục tình trạng ở trẻ:
- Để tránh trẻ bị mất nước, bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước, không chỉ nước lọc mà còn có cả nước trái cây.
- Dùng ống hút để hút chất nhầy.
- Thay vì dùng thuốc tây, bạn nên ưu tiên lựa chọn thuốc có nguồn gốc từ thảo dược.
- Sử dụng thuốc hạ sốt, điển hình như thuốc hạ sốt ibuprofen, acetaminophen. Tuy nhiên, trẻ không nên dùng aspirin.
- Trong trường hợp nếu như trẻ bị phản ứng dị ứng, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản.
- Nên giữ ẩm ở trong không khí: Nếu như phòng của bé có không khí khô, bạn cần phải dùng máy để tạo độ ẩm và phun sương để giúp cho không khí được làm ẩm. Bạn hãy đảm bảo luôn duy trì độ ẩm ở trong phòng để ngăn chặn các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng để giúp cho trẻ dễ thở hơn.
- Thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Xây dựng môi trường sống trong sạch, không khói thuốc để tránh bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
- Phòng ngừa lây lan dịch bệnh bằng cách rửa tay một cách đều đặn và thường xuyên bởi virus sẽ rất lây lan thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ nhỏ hoặc người lớn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm tiểu phế quản.
- Chăm sóc trẻ thật đúng cách và tăng cường sức đề kháng.
- Nên cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc vừa mới sinh ra cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
- Cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm dinh dưỡng chính là chất đạm, tinh bột, dầu thực vật, trái cây – rau xanh.
- Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo đúng lịch và hướng dẫn của các cán bộ y tế.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày, nhất là tại các khu vực như họng, mũi, tai.
- Luôn giữ phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, đảm bảo được thông khí và ấm áp.
- Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như bú kém, sổ mũi, ho, sốt, bỏ bú… bạn nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế để thực hiện việc thăm khám cũng như điều trị một cách kịp thời.
Trong trường hợp nếu như trẻ bị ho nhiều đến nỗi mất ngủ, nôn ói, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa an toàn như massage lòng bàn chân, sử dụng mật ong nguyên chất pha cùng với nước ấm để làm thuyên giảm tình trạng bệnh lý.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là căn bệnh rất dễ xảy ra. Do đó, các bậc cha mẹ, phụ huynh nên chủ động phòng ngừa và điều trị cho trẻ, tránh trường hợp bệnh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.