Axit trong dạ dày đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất cũng như ổn định hoạt động cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên tại một thời điểm nào đó, lượng axit này bị thay đổi do tác động từ việc ăn uống và sinh hoạt của mỗi người dẫn đến tăng tiết quá mức và hình thành hiện tượng dư axit dạ dày. Bệnh nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay triệu chứng này qua bài viết dưới đây nhé.
Vai trò của axit ở trong dạ dày
Axit dạ dày thực chất là một dạng axit clohidric đóng vai trò rất quan trọng đối với công việc trao đổi chất ở trong cơ thể con người. Vừa giúp hòa tan những gốc muối khó tan mà còn là chất xúc tác tạo độ PH cho các phản ứng thủy phân gluxit, protein,… chuyển hóa pepsinogen thành pepsin và đồng thời tạo ra môi trường PH phù hợp để pepsin hoạt động.
Bên cạnh đó axit ở trong dạ dày còn thực hiện chức năng sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn trong thực ăn, chống đường tiêu hóa nhiễm khuẩn. Đây chính là lý do giải thích tại sao đa số không có bất cứ một loại vi khuẩn nào sống sót được ở môi trường axit dạ dày. Sau đây là tổng hợp 04 vai trò quan trọng nhất của axit trong dạ dày:
- Thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, làm rỗng dạ dày
- Kích thích tụy, ruột non sản xuất enzyme tiêu hóa giúp phân hủy protein và chất béo
- Tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày, ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa
- Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc mở – đóng van tâm vị, môn vị
Dư thừa axit dạ dày là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Dư thừa axit là hiện tượng nồng độ axit có trong dạ dày đã vượt qua ngưỡng 0.0001 mol/l – 0.001 mol/l (độ pH < 3.5) khiến cho sức đề kháng cơ thể mất đi và kéo theo đó dạ dày cũng mất đi môi trường hoạt động lý tưởng. Cuối cùng hình thành nhiều căn bệnh mãn tính như béo phì, sỏi thận, ung thư,… Hiện nay, các chuyên gia đã xác định có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh dư thừa axit khác nhau, điển hình gồm:
- Sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc thường xuyên
- Chế độ ăn uống không đúng khoa học
- Làm việc quá sức, stress thường xuyên
- Nhiễm vi khuẩn bệnh HP
- Thường xuyên thức khuya
Căn cứ theo các nguyên nhân gây bệnh thì cũng có tương ứng biểu hiện khác nhau. Đặc biệt triệu chứng bệnh dư axit dạ dày thường khá giống điều kiện tiêu hóa khác nên hay bị nhầm lẫn. Chính vì thế ngay khi phát hiện một vài dấu hiệu sau đây thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay để tránh bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát hoặc gặp biến chứng nguy hiểm.
- Khó chịu, đau tức vùng thượng vị hay xảy ra mỗi khi bụng đói
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy, chán ăn, sút cân đột ngột, ợ chua/ợ nóng/ợ hơi, trào ngược dạ dày.
- Đầy hơi tăng lên tại đường tiêu hóa, căng tức, bụng trướng to, khó thở và có cảm giác no ngay khi chỉ ăn một ít.
Dư axit dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng này có nguy hiểm không chính là một câu hỏi thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Cụ thể đây là căn bệnh không gây ra nguy hiểm đến người mắc phải. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng nếu chủ quan không chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó lượng dư axit dạ dày mà nồng độ cao còn khiến lớp niêm mạc nhanh chóng bị ăn mòn rồi ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận khác trong cơ thể. Bệnh nhân cũng có thể bị mắc một số bệnh mãn tính như loãng xương, lão hóa, sỏi thận, ung thư, gout,…
Các cách điều trị dư axit dạ dày
Có nhiều cách để điều trị chứng dư thừa axit trong dạ dày khác nhau cho người bệnh lựa chọn tùy theo mức độ nặng nhẹ, cơ địa, sức khỏe,… Dưới đây là 02 phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều nhất, đó là:
Thuốc Tây y
Sau khi bác sĩ thăm khám và chẩn đoán thì sẽ kê đơn một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc Pantoprazole: Chức năng ức chế, không hồi phục bơm proton để giảm axit tiết ra trong dạ dày, nhanh chóng làm lành các vết loét và kết hợp với những loại thuốc khác để tiêu diệt hết vi khuẩn HP.
- Thuốc Lansoprazole: Thuốc hỗ trợ giảm tăng tiết dạ dày nên hay dùng cho chữa trị bệnh dạ dày nhiễm vi khuẩn HP. Theo đó sản phẩm dùng kết hợp cùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ từ 10 – 14 ngày.
- Thuốc Omeprazole: Giúp giảm tăng tiết lượng axit trong dạ dày, ức chế bơm proton cho tế bào niêm mạc. Từ đó làm các vết viêm nhiễm, loét, tổn thương hồi phục nhanh chóng hơn.
Bài thuốc dân gian
Mặc dù mang đến tác dụng nhanh chóng và hiệu quả nhưng đa số chỉ chú trọng đến cải thiện dấu hiệu bên ngoài chứ không triệt để. Bên cạnh đó chi phí chữa trị cao hơn, nhiều tác dụng phụ hơn cũng khiến mọi người cảm thấy e ngại. Chính vì thế các bài thuốc dân gian chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên được lựa chọn nhiều. Cụ thể:
- Nghệ vàng: Bên trong thành phần có chứa curcumin với tác dụng giảm tăng tiết axit, làm lành vết thương hữu hiệu nên hay dùng để trộn với mật ong và nước ấm uống ngày 2 lần, duy trì khoảng nửa tháng.
- Chè dây: Trong chè dây có chứa hoạt chất Flavonoid giúp làm giảm nồng độ axit tự do và tiết dịch vị trong dạ dày cũng như tiêu diệt vi khuẩn Hp và làm cơn đau dạ dày dịu đi nhanh chóng. Người bệnh hãy bổ sung chè dây làm thuốc chữa dư axit dạ dày hàng ngày cho hiệu quả khá tốt.
- Lá khôi: Trong dược liệu có chứa hoạt chất Tanin giúp chống viêm, liền sẹo tự nhiên và đặc biệt nhất là giảm được sự gia tăng lượng axit bên trong dạ dày.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về dư axit dạ dày mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có cách điều trị và phòng ngừa phù hợp. Xin trân trọng cảm ơn!