Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống thiếu chất, lạm dụng thuốc, mạch máu bị tổn thương… Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện sớm nhất để kịp thời điều trị.
Cách nhận biết nôn ra máu do xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là một bệnh lý nguy hiểm khởi phát khi máu chảy ra bên ngoài lòng mạch dạ dày khiến người bệnh nôn ra máu, đi vệ sinh ra máu. Bệnh lý này cần được nhận biết và điều trị sớm để không gây ra các tổn thương cho dạ dày và cả hệ tiêu hóa.
Để nhận biết bệnh lý này, bạn dựa vào các triệu chứng như sau:
Triệu chứng sớm
Bên cạnh tình trạng nôn ra máu, bệnh xuất huyết dạ dày sẽ xuất hiện một số triệu chứng sớm mà người bệnh cần quan tâm như:
- Bệnh nhân nhận thấy các cơn đau dạ dày dữ dội, tăng dần và xuất hiện đột ngột, đặc biệt đau ở vùng thượng vị dạ dày.
- Cơ thể mệt mỏi, bụng cồn cào nhưng không rõ nguyên nhân.
- Một số triệu chứng khác như chóng mặt, mặt xanh xao, buồn nôn.
Triệu chứng điển hình
Trải qua các triệu chứng sớm như trên, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng nguy hiểm hơn khi bị đau dạ dày như sau:
- Đi ngoài phân đen: Dạ dày bị xuất huyết khiến phân đi ngoài có màu đen do có máu. Kèm theo đó phân sẽ nhão và có mùi tanh hôi, khó chịu.
- Nôn ra máu: Nôn ra máu là triệu chứng điển hình khi bị xuất huyết dạ dày. Máu nôn ra có màu hồng, đỏ tươi và lẫn một ít dịch tiêu hóa.
- Các triệu chứng khác: Vùng thượng vị đau dữ dội, chóng mắt, mệt lả, đổ mồ hôi, ù tai, đau bụng nhiều.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày nôn ra máu
Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể kể đến là do thói quen ăn uống hàng ngày, bị tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh:
- Thiếu vitamin K: Vitamin K là một hoạt chất rất cần thiết cho cơ thể có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng chảy máu và làm đông máu. Nếu chế độ ăn uống không bổ sung đủ vitamin K thì có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày.
- Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu. Khu vực bị viêm loét có thể tiến triển và tấn công vào lòng mạch dạ dày gây xuất huyết. Viêm loét dạ dày xảy ra khi người bệnh có thói quen ăn uống sai cách, uống nhiều rượu bia…
- Tổn thương các mạch máu: Khi có các nhân tố tác động thì các mạch máu ở vùng dạ dày rất dễ xuất huyết, tổn thương. Các mạch máu này có nguy cơ giãn nở, phù nề và có thể làm vỡ mạch.
- Uống thuốc chống đông: Lạm dụng các loại thuốc chống đông có nguy cơ làm rối loạn quá trình đông máu của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng xuất huyết ở các cơ quan trọng cơ thể.
- Mắc bệnh sốt xuất huyết: Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ giảm lượng tiểu cầu trong máu. Tình trạng này khiến người bệnh có khả năng bị xuất huyết, chảy máu dạ dày.
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu có khả năng cầm máu trong cơ thể khi bị tổn thương mạch máu. Do vậy, lượng tiểu cầu giảm đột ngột có thể gây xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu nướu răng…
>>>> Xem thêm: Thuốc trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc Tây và Đông Y tốt nhất năm 2021
Những biến chứng xuất huyết dạ dày nôn ra máu
Bệnh được các chuyên gia đánh giá là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Bệnh đã tồn tại trong cơ thể nhiều năm nhưng người bệnh không thể nhận thấy được. Khi các triệu chứng trở nên nguy hiểm hơn thì người bệnh mới phát hiện và bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Nếu không đưa đến bệnh viện sớm thì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Khi bị xuất huyết nhẹ, người bệnh bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, có thể xanh xao, mất tỉnh táo và không làm chủ được cơ thể.
- Khi bị xuất huyết nặng, cơ thể sẽ bị suy nhược trầm trọng, suy tim, tức ngực, khó thở, cơ thể không thể cử động bình thường. Huyết áp tụt nhanh có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Cách xử lý xuất huyết dạ dày nôn ra máu
Khi bị bệnh, trước hết người bệnh nên được đưa đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng, nội soi dạ dày, chụp X quang… Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Điều trị ban đầu
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch tĩnh mạch để phục hồi sức khỏe, cung cấp nước và duy trì điện giải ở mức cân bằng. Người bệnh cũng có thể được truyền máu nếu như mất máu quá nhiều.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ cầm máu cho người bệnh xuất huyết dạ dày nôn ra máu bằng cách tiêm các thuốc làm đông máu vào để đông máu kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ điều trị các mạch máu bị xuất huyết với vòng cao su.
Nếu bệnh diễn biến nguy hiểm hơn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào các mạch máu để ngăn ngừa tình trạng chảy máu liên tục. Ngoài ra, người bệnh có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý kịp thời.
Dự phòng bệnh tái phát
Sau khi đã cầm máu kịp thời, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống kèm một số loại thuốc điều trị bệnh dạ dày, thuốc bổ để phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chủ động cân bằng thói quen ăn uống mỗi ngày của mình bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, ăn uống đủ bữa, không nên làm việc quá sức.
Trên đây là các thông tin về bệnh xuất huyết dạ dày nôn ra máu bạn cần tham khảo. Khi phát hiện các triệu chứng trong giai đoạn sớm, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện chẩn đoán và điều trị sớm nhất để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.