Bên cạnh thuốc Tây, tư xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra nhiều phương pháp chữa viêm đại tràng từ các cây thuốc nam. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 8 Cây thuốc dân gian kết hợp đông y hiệu quả, an toàn.
Chữa viêm đại tràng bằng dân gian tốt không?
Đây là thắc mắc chung của nhiều người. Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một chút về bệnh viêm đại tràng. Đây là tình trạng bệnh do sự xâm nhập, tấn công của các vi khuẩn gây bệnh, khi đó, đại tràng bị viêm, gây ra các vết loét, nghiêm trọng hơn là các hố viêm sâu, là nguyên nhân dẫn đến áp xe, ung thư đại tràng.
Khi gặp các cơn đau do bệnh gây nên khiến nhiều người hay lựa chọn thuốc Tây để điều trị, nhưng cũng ngần ngại về những tác dụng phụ mà thuốc mang đến. Bên cạnh đó, một số cũng lựa chọn các cây thuốc trị viêm đại tràng theo công thức mà cha ông ta đã lưu truyền hàng ngàn năm nay. Phương pháp này mang lại một số lợi ích sau:
- Thuốc nam tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên quen thuộc, rất nhiều loại người bệnh có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh vườn nhà.
- Đa phần các cây thuốc nam được dùng làm thuốc chữa bệnh đều có độ lành tính cao, ít gây tác dụng ngoại ý. Hơn nữa được đánh giá là rất phù hợp với cơ địa người Việt.
- Chi phí rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
- Đa số cách thực hiện các bài thuốc nam đều rất đơn giản và không mất nhiều thời gian.
- Bên cạnh tác dụng điều trị thì thuốc nam còn được ghi nhận là có khả năng ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm trên, các bài thuốc nam điều trị viêm đại tràng cũng gặp phải một số hạn chế trong quá trình áp dụng như:
- Vì là thành phần thiên nhiên nên tác dụng của các bài thuốc năm khá chậm. Người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới nhận được hiệu quả.
- Tác dụng của thuốc cũng tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
- Các bài thuốc nam chỉ có khả năng hỗ trợ trong các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu và chưa có chuyển biến nặng nề.
- Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng tác dụng thực sự của các bài thuốc nam, do đó, người bệnh không nên lạm dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng song song với thuốc điều trị.
Như vậy, để trả lời câu hỏi, thuốc nam trị viêm đại tràng có tốt không còn phải phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người. Ở những thể bệnh nhẹ, người bệnh sẽ nhận được hiệu quả điều trị nhanh chóng mà không cần phải dùng đến các phương pháp điều trị phức tạp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan trong việc điều trị bệnh tại nhà, cần theo dõi sát xao tình trạng bệnh, đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Các cây thuốc nam trị viêm đại tràng
Dưới đây là một số bài thuốc nam dân gian mà bạn có thể tham khảo áp dụng ngay tại gia đình.
Cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi
Theo Đông y, lá ổi đặc trưng bởi vị đắng sáp và tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết và kiện vị cố tỳ. Bên cạnh đó, nhiều thành phần trong lá ổi như axit psiditanic, tanin pyrogalic hay triterpenoid cũng mang đến khả năng chống khuẩn, kháng viêm, cầm tiêu chảy và làm se niêm mạc.
Chuẩn bị nguyên liệu: 50g lá ổi non
Cách thực hiện:
- Rửa sạch búp ổi non, ngâm muối loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Cho búp ổi rửa sạch vào ấm, thêm khoảng 1 lít nước, sắc trên lửa nhỏ trong khoảng nửa tiếng.
- Lọc lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 1 – 2 tháng sử dụng bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Chữa viêm đại tràng bằng quả sung
Quả sung có tính bình, vị ngọt, mang đến các tác dụng: sát trùng, thông huyết, lợi tiểu, kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng. Do đó, từ xưa, cha ông ta đã sử dụng loại quả này trong việc chữa các bệnh đường tiêu hóa như: tổn thương đại tràng, viêm ruột, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Chuẩn bị nguyên liệu: sung tươi
Cách thực hiện:
- Sung rửa sạch, cắt bỏ cuống, ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
- Thái sung thành lát mỏng rồi mang đi phơi hoặc sấy khô.
- Nghiền nát thành bột mịn, rồi bảo quản vào lọ thủy tinh đậy nắp kín.
- Mỗi lần pha 10g bột sung với 200ml nước ấm, uống 3 lần mỗi ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Hàm lượng tanin dồi dào trong lá vối được biết đến với tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn có giúp làm se và hỗ trợ thúc đẩy chữa lành tổn thương niêm mạc. Lượng tinh dầu lớn trong lá vối cũng mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho đại tràng.
Chuẩn bị nguyên liệu: lá vối
Cách thực hiện:
- Ngâm lá vối với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Vò lá vối cho vào ấm cho 2 lít nước đun nhỏ lửa trong nửa tiếng đồng hồ.
- Uống như nước lọc hàng ngày, tuy nhiên, không nên thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
Chữa viêm đại tràng bằng nha đam
Ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp thì nha đam còn có khả năng giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nha đam cũng giúp giải quyết các triệu chứng của bệnh bởi một số thành phần hoạt chất trong nha đam như acid salicylic, enzym bradykinin và chromone C-glucosyl có khả năng kháng viêm rất hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Lấy 200g thịt cho vào máy xay với 300ml nước ấm.
- Uống 3 lần mỗi ngày, sau ăn khoảng 30 phút.
Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen
Vừng đen là dược liệu có tính bình và vị ngọt, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khoẻ xương khớp,…
Chuẩn bị nguyên liệu: Vừng đen, mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Sao vừng, tán nhuyễn.
- Cho bột vừng vào lọ, đậy nắp kín, bảo quản ở nơi khô ráo để dùng dần.
- Mỗi lần lấy 1 thìa vừng đen và 1 thìa mật ong trộn để ăn.
- Thực hiện 2 lần 1 ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng củ riềng
Củ riềng không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong các gian bếp Việt, mà đây còn là bài thuốc bệnh hiệu quả. Riềng có vị cay, tính nóng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, trừ hàn. Đồng thời giúp cải thiện chứng đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy… mà bệnh gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu: củ riềng, lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Củ riềng cạo vỏ, rửa sạch cùng lá lốt.
- Cho vào ấm cùng nửa lít nước, đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút.
- Lọc lấy nước và chia uống nhiều lần trong ngày.
Viêm đại tràng uống lá gì?
Bên cạnh các bài thuốc Nam trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại lá khác cũng mang tới hiệu quả vô cùng bất ngờ.
Uống lá chè đắng chữa bệnh viêm đại tràng
Lá chè đắng có vị rất đắng với tác dụng tiêu viêm và giải biểu rất tốt. Ngoài công dụng giúp tăng cường sức khỏe, giảm cảm giác mệt mỏi, thanh lọc cơ thể thì thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị bệnh. Bên cạnh đó, một số thành phần trong lá chè đắng cũng giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm đau và kháng viêm.
Chuẩn bị nguyên liệu: lá chè đắng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá chè tươi, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá chè cùng với nửa lít nước vào ấm, đun nhỏ lửa trong 30 phút.
- Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc thay trà.
Uống lá mơ chữa viêm đại tràng
Lá mơ lông có vị đắng, tính bình với tác dụng kháng viêm, kích thích tiêu hóa, giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, trong lá mơ cũng có chứa các hoạt chất như sulfur dimethyl disulphide có tác động tương tự như kháng sinh, giúp ức chế hoạt động cũng như tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: một nắm lá mơ
Cách thực hiện:
- Lá mơ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Giã hoặc xay, cho thêm nước ấm vào khuấy đều, lọc lấy nước.
- Uống mỗi ngày 1 cốc giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y
Kế thừa những tinh hoa của các bài thuốc cổ truyền kết hợp với việc gia giảm các thảo dược thiên nhiên quý hiếm theo tỷ lệ “vàng”, các bác sĩ Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và điều chế thành công Cao Bình Vị Tâm Minh Đường mang lại tác dụng chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
Cao Bình Vị Tâm Minh Đường được bào chế dược trên 6 loại thảo dược quý: Chỉ thiên, Kim ngân, Mạc mao căn, Nhân trần, Hoàng bá, Mạc mao căn. Đây đều là các loại thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính, không gây kích ứng cho dạ dày hay tác dụng phụ nào cho cơ thể.
Sản phẩm mang đến những tác dụng điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó có:
- Viêm loét dạ dày
- Viêm xung huyết dạ dày
- Đau dạ dày
- Viêm hành tá tràng
- Viêm thực quản
- Rối loạn tiêu hóa
- Trào ngược dạ dày
- Chướng bụng đầy hơi
- Ợ nóng, ợ chua
Dựa trên kết quả sử dụng của gần 7000 người mắc các bệnh đại tràng, cho thấy lộ trình điều trị của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường như sau:
- Bắt đầu sử dụng 7-10 ngày đầu: Những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài thường xuyên, kém ăn giảm 40 – 50%.
- Sau khi sử dụng 10-30 ngày tiếp theo: Những triệu chứng của bệnh giảm được 60-90%, những tổn thương dần được phục hồi.
- Sau 30-50 ngày sử dụng: Tình trạng bệnh khỏi hoàn toàn, các vết loét biến mất, niêm mạc đại tràng phục hồi hoàn toàn.
Điểm khác biệt của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường chính là ở phương pháp điều chế dạng cao lỏng, không hề thương mại hóa sản phẩm. Vì vậy, dược liệu được xử lý rất kỹ trước khi được cô thành cao nguyên chất trong 48h liên tục ở nhiệt độ 100 độ C. Nhờ dạng điều chế này mà cơ thể có thể hấp thụ thuốc nhanh hơn, không gây sức ép lên dạ dày.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà thuốc sẽ có thời gian tác động và hiệu quả khác nhau. Người bệnh cần kiên trì sử dụng theo chỉ định của chuyên gia để đạt được hiệu quả cao nhất.
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu đến bạn 8 Cây thuốc nam trị viêm đại tràng theo dân gian kết hợp đông y, hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về các bài thuốc tốt được dân gian áp dụng khá phổ biến.