Viêm họng hạt nên kiêng gì và ăn gì là vấn đề quan trọng cần lưu ý vì chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến sự tiến triển của chứng viêm họng hạt. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề này để có thể kiểm soát bệnh thật tốt. Cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm được rõ hơn nhé.
Viêm họng hạt nên kiêng gì?
Hiện tượng viêm họng hạt có thể nặng lên và chuyển sang mạn tính nếu bạn sử dụng các đồ ăn thức uống làm niêm mạc họng bị kích thích. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trong giai đoạn chữa trị chứng viêm họng hạt bệnh nhân nên kiêng các loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ
Thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị và chứa nhiều dầu mỡ không những làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà còn làm bệnh viêm họng tiến triển theo chiều hướng xấu.
Gia vị và dầu mỡ thường khiến niêm mạc họng bị kích thích, từ đó khiến hiện tượng đau rát, sưng viêm trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm trên còn làm cơ thể mất nước, ứ đọng nhiều dịch đờm trong họng và dễ khiến bệnh nhân mệt mỏi.
- Cà phê, rượu, bia, chất kích thích
Cà phê, rượu, bia, chất kích thích là những thứ cần tránh xa trong khi chữa trị viêm họng hạt, viêm amidan hay các bệnh khác về đường hô hấp. Lí do là vì cafein và ethanol trong những thực phẩm đó rất dễ làm tăng thân nhiệt, khiến cơ thể mất nước, đồng thời làm niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng.
- Thức ăn cứng, khô, khó nuốt
Tình trạng viêm sưng niêm mạc họng có thể làm cản trở việc nhai nuốt và ăn uống. Vì vậy, nếu ăn các thức ăn cứng, khô, khó nuốt như đồ nướng, rau củ sấy, bánh mì, các loại hạt,… sẽ khiến niêm mạc họng càng đau rát và sưng tấy.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn các thức ăn cứng, khô, khó nuốt còn làm tăng nguy cơ chảy máu niêm mạc họng, ứ đờm và kéo dài hiện tượng khàn tiếng.
- Thực phẩm nhiều axit
Các bác sỹ khuyên rằng, bệnh nhân không nên ăn các thực phẩm có nhiều axit nếu họng đang bị viêm. Đặc biệt là đồ muối chua, me, quất, giấm, chanh,…
Hàm lượng axit cao trong các món ăn này có thể làm lớp niêm mạc tại cổ họng bị ăn mòn và kích thích. Từ đó làm trầm trọng hơn các dấu hiệu ho, khàn tiếng và đau rát họng.
- Đồ ăn lạnh
Để chữa khỏi chứng viêm họng hạt bạn cần giữ ấm cổ họng. Do đó, các loại đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh là không phù hợp trong giai đoạn này. Những thực phẩm lạnh sẽ làm cổ họng đau rát và sưng viêm nặng nề hơn.
- Đồ ăn ngọt, nhiều đường
Bệnh nhân viêm họng hạt cần hạn chế ăn đồ ngọt. Bánh, kẹo, đậu phộng socola,… tuy chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn nhưng không nên tiêu thụ nhiều. Do hàm lượng đường trong chúng quá cao và các thực phẩm đó còn chứa arginine – một chất hỗ trợ sự phát triển của siêu vi. Vì vậy, các loại đồ ngọt thường khiến cổ họng có đờm, làm tình trạng viêm ngày càng nặng.
Viêm họng hạt nên ăn gì?
Khi mắc viêm họng hạt, bệnh nhân nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tăng cường chức năng miễn dịch. Nên ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt để không làm ảnh hưởng đến niêm mạc đang bị thương tổn.
Cụ thể, người bệnh nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm sau:
- Thực phẩm có hàm lượng kẽm cao
Việc bổ sung kẽm cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, ức chế hiện tượng viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đồng thời, vi chất này còn thúc đẩy tế bào lympho t sinh khoáng chất giúp cơ thể tránh sự tấn công từ các tác nhân có hại.
Khi mắc viêm họng hạt, bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như thịt bò, hàu, gan động vật, rong biển,…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Bổ sung vitamin C sẽ giúp chúng ta cải thiện chức năng hệ miễn dịch, hô hấp, ức chế gốc tự do và tăng cường sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần nạp 1000mg vitamin c mỗi ngày có thể khiến các triệu chứng viêm họng, viêm nhiễm đường hô hấp giảm tới 50%.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C mà bạn nên bổ sung là: thanh long, lựu, dâu tây, quýt, cam, bưởi,…
- Rau xanh
Lượng khoáng chất, vitamin dồi dào trong rau xanh phát huy rất tốt tác dụng giảm viêm, làm loãng đờm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành thương tổn ở niêm mạc. Bên cạnh đó, hàm lượng nước cao trong rau còn giúp giảm viêm sưng và làm dịu lớp niêm mạc họng.
Người bệnh nên ưu tiên những loại rau xanh nhiều nước và dễ tiêu hóa như bắp cải, dưa leo, rau khoai, cải thảo, rau đay, mồng tơi,…
- Thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn
Những tác nhân khiến niêm mạc họng nhiễm trùng như vi khuẩn, virut có thể lây sang thanh quản, amidan hoặc niêm mạc xoang. Do đó, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh thì người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm để hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị.
Các thực phẩm thuộc nhóm này gồm có: gừng, nghệ, đinh hương,…
- Thực phẩm có chứa nhiều protein
Tuy không tác động trực tiếp đến chứng viêm họng hạt như kẽm vitamin c hay các hoạt chất kháng viêm nhưng protein là dưỡng chất cần thiết với cơ thể, giúp nâng cao khả năng đề kháng, từ đó tăng sức chống chịu trước sự tấn công, xâm nhập của những tác nhân có hại.
Khi bị viêm họng hạt, người bệnh nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm và giàu protein để bổ sung vào bữa ăn. Ví dụ như cá hồi, sữa, thịt băm, trứng, gà xé,… tránh sử dụng nhiều thịt nướng, thực phẩm đóng hộp và thịt xông khói.
Hy vọng với các thông tin đề cập trong bài viết, bạn đã biết được khi bị viêm họng hạt nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng cho bản thân cũng như gia đình một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất khi chẳng may mắc phải chứng bệnh này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.