Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm mà gia đình cần phải lưu ý cẩn thận. Bệnh ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì và nguy hiểm như thế nào?
Đây là tình trạng phế quản bị các tác nhân bên ngoài tấn công dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương, phù nề. Bệnh ở trẻ nhỏ thường khó chẩn đoán hơn so với người bình thường. Thế nhưng, theo nhiều thống kê bệnh thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh viêm phế quản cấp thường bị nhầm lẫn với các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phổi do bệnh không có các triệu chứng cụ thế. Mỗi bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau, kể đến như: Sốt nhẹ, đau mỏi người, suy nhược cơ thể, người ớn lạnh, sổ mũi, đau họng, ho,… Đối với những bé có sức đề kháng yếu có thể gặp thêm một số vấn đề sau: sốt cao trên 3 độ, buồn nôn, ho với đờm đặc, tiêu chảy, da xanh xao, chân tím tái, thậm chí co giật hoặc hôn mê.
Bệnh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Ngược lại, nếu bố mẹ không quan tâm để bệnh của bé phát triển nặng kèm theo việc áp dụng phương pháp điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Các vấn đề mà trẻ mắc bệnh có thể gặp phải, bao gồm:
- Nếu bệnh xuất hiện lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh hen mãn tính.
- Bệnh viêm phế quản cấp kéo dài sẽ biến chứng thành bệnh viêm phổi.
- Nếu bé bị bệnh nặng kèm theo những cơn ho mạnh sẽ khiến dịch tràn vào phổi, không đủ oxy, khiến bé tử vong.
- Phù nề niêm mạc phế quản có thể khiến đường ống thở bị hẹp dẫn đến suy hô hấp ở trẻ.
- Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý theo dõi quan tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh ở trẻ em. Trong đó, một số nguyên nhân thường thấy kể đến như:
Trẻ bị mắc do vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc phế quản. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong giai đoạn sức đề kháng yếu. Từ đó, các vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập và phát triển trong hệ thống hệ hấp.
Các yếu tố như khói thuốc lá, môi trường bụi bặm, ô nhiễm cũng khiến trẻ bị bệnh.
Trẻ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,… cũng gặp tình trạng bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ. Bên cạnh đó, cơn ho hen cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh ở trẻ.
Các hóa chất độc hại rất dễ theo không khí xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ. Do đó, gia đình cần cho trẻ tránh xa những môi trường chứa các hóa chất này.
Nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mãn tính. Ngoài ra, bố mẹ cho trẻ mặc đồ thiếu ấm, tắm nước lạnh, đứng trước quạt, ở trong điều hòa quá lâu cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh mãn tính.
>>> Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Cần chăm sóc trẻ thế nào?
Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm phế quản cấp nói riêng và bệnh về đường hô hấp nói chung, gia đình cần đưa bé đến các cơ sở uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp việc kiểm soát bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng của bệnh lý và tiền sử mắc bệnh của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, để tăng độ chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện một số xét nghiệm, chụp X quang, nuôi cấy đờm, xét nghiệm máu,… nhằm tránh các bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh và chăm sóc trẻ, gia đình cần lưu ý một số điều sau:
- Chú ý đến sức khỏe của trẻ, nếu thấy nước mũi chảy ra, gia đình nên lấy khăn mềm lau sạch. Việc để nước mũi nhiều sẽ khiến bé khó thở do đường hô hấp bị chặn. Mặt khác, nước mũi sẽ là môi trường tốt để các vi khuẩn ngoài môi trường bám vào, nếu trẻ hít nước mũi lại thì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
- Đảm bảo trẻ luôn mặc đủ ẩm, đặc biệt là phần tay, chân và vùng cổ ngực. Tuy nhiên, gia đình cũng không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo cùng lúc sẽ khiến bé nóng bức, khó chịu.
- Rửa nước muối sinh lý hàng ngày để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, làm tan dịch đờm và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cho trẻ uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất,… nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Không gian trong nhà cần đảm bảo thông thoáng, vệ sinh thường xuyên. Các đồ đạc cần được lau chùi cẩn thận, tránh vi khuẩn, bụi bẩn bám vào.
- Đối với tình trạng viêm phế quản cấp kèm theo những triệu chứng nặng như ho liên tục, sốt, co giật,… gia đình cần đưa bé đến các cơ sở y tế nhanh chóng nhất có thể.
- Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tại nhà nếu không có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị, không cho trẻ uống các đồ lạnh, chúng sẽ gây kích thích niêm mạc vòm họng, khiến niêm mạc bị sưng và gây nên những cơn ho dai dẳng, khó chịu.
- Bố mẹ cần tạo điều kiện để bé nghỉ ngơi lại sức, không nên bắt bé phải vận động quá nhiều.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ em. Hy vọng bài viết này sẽ giúp gia đình có những kiến thức quan trọng về bệnh lý này, cách điều trị và chăm sóc hiệu quả nhất. Bệnh lý này muốn điều trị hiệu quả thì cha mẹ cần quan tâm chú ý đến sức khỏe của bé để phát hiện và đẩy lùi nhanh chóng.