Viêm họng xung huyết là gì, nguyên nhân từ đâu và làm thế nào để điều trị triệt để? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi thêm một số thông tin từ bài viết dưới đây.
Viêm họng xung huyết là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tình trạng niêm mạc cổ, vòm họng bị virus, vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng sưng tấy, xung huyết, phù nề và đau rát thì được gọi là viêm họng xung huyết. Bệnh thường có một vài triệu chứng tương tự như các bệnh lý hệ hô hấp khác. Chính vì thế mà đã nhiều trường hợp xảy ra tình trạng nhầm lẫn dẫn tới hướng điều trị sai lệch, từ đó gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh có thể xảy ra tại nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh dễ xuất hiện viêm rát họng. Bạn có thể bị bệnh độc lập hoặc có đôi khi đi kèm cùng một số bệnh lý khác như cảm cúm, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang,…
Có thể thấy, đây là biến chứng dạng cấp tính của viêm đau họng, chúng có khả năng diễn biết đột ngột và gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe họng, hoại tử cổ họng hoặc viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, thấp khớp, nhiễm trùng huyết,… nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân viêm họng xung huyết
Theo các chuyên gia, chứng bệnh được bắt nguồn từ hai yếu tố chính đó là virus và vi khuẩn. Chúng thâm nhập và tấn công trực tiếp đến niêm mạc cổ họng tạo ra hiện tượng viêm nhiễm. Các loại virus, vi khuẩn trên có thể tồn tại trong thức ăn, không khí hoặc có liên quan tới các bệnh như quai bị, thuỷ đậu, cảm cúm, cảm lạnh,…
- Virus: Virus cúm, Coxsackievirus, Para – influenzae virus, Adenovirus,… là các chủng virus gây bệnh thường thấy nhất.
- Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn dễ gây viêm họng kèm xung huyết bao gồm có tụ cầu vàng, vi khuẩn kị khí, liên cầu Beta gây tan huyết nhóm A, B, C và G, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae,…
Ngoài ra, còn phải kể đến các tác nhân gây bệnh khác như:
- Yếu tố thời tiết: Khí hậu, độ ẩm thay đổi liên tục, diễn biến thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn tới tình trạng tổn thương hệ hô hấp và gây nên chứng bệnh này.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Những trường hợp mắc các bệnh lý về xương khớp, tiểu đường, dị ứng do cơ địa,… khiển sức khoẻ của hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Điều này dẫn tới hệ quả là làm giảm quá trình tuần hoàn máu và tăng nguy cơ mắc viêm họng thể xung huyết.
- Sức đề kháng suy giảm: Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… là những đối tượng được đánh giá là có khả năng mắc bệnh cao do sức đề kháng yếu.
- Yếu tố môi trường: Trong xã hội phát triển cùng quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và hiện tượng biến đổi khí hậu ngày nay khiến cho bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm môi trường như chất độc hại, các chất hoá học, khói bụi giao thông, khí thải nhà máy,… cũng làm tăng nguy cơ bị tổn thương đường thở, nhất là cổ họng.
- Do yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ chua,… làm acid dịch vị trào lên cổ họng nhiều hơn, từ đó làm tăng khả năng bị tổn thương niêm mạc gây bệnh.
- Yếu tố tâm lý: Những áp lực trong cuộc sống, công việc, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, stress kéo dài,… được cho là những tác động tâm lý tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố có hại xâm nhập vào đường thở hình thành viêm đau họng.
- Lối sống sinh hoạt: Thói quen uống bia rượu, đồ lạnh, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá,… thường xuyên cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc viêm họng xung huyết.
- Yếu tố nghề nghiệp: Bệnh có thể xảy ra phổ biến ở người có tính chất công việc đặc thù, thường xuyên phải giao tiếp, nói quá nhiều trong thời gian dài và cường độ cao như diễn viên, MC, giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,… dễ làm tổn thương tới niêm mạc cổ họng.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng xung huyết
Thông thường, đối với những đối tượng mắc bệnh gây ra do virus tấn công sẽ có thể giảm dần các triệu chứng và tự khỏi hẳn sau từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh do sự tấn công của vi khuẩn thì sau một thời gian, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh ở giai đoạn đầu thường chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ như sổ mũi, hắt xì, ho nhẹ,… nên dễ bị nhầm với bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Thế nhưng, nếu bạn có thể nhận biết bệnh đang chuyển biến nặng hơn dựa vào các biểu hiện sau đây:
- Bệnh nhân bị sốt từ nhẹ, vừa cho đến sốt cao hơn 39 – 40 độ, kèm với đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức đầu, mỏi cơ, chán ăn.
- Cổ họng bị sưng tấy, đau nhức và thi thoảng nếu nói, ho hoặc nuốt thì chúng sẽ bị đau nhói lên hai tai.
- Xuất hiện triệu chứng ho khan, ho thành từng cơn, lâu dần ho bắt đầu nhiều vào ban đêm và sáng sớm, ho có kèm đờm.
- Soi thấy vùng niêm mạc cổ họng bị xuất huyết, sưng đỏ, thành sau họng bị nổi rõ các mao mạch.
- Nổi hạch tại vùng góc hàm, đau khi bệnh nhân ấn vào.
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm họng xung huyết
Điều trị viêm họng xung huyết bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc tân dược có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng thường để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng, tránh tình trạng tự ý mua và lạm dụng thuốc.
Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh như:
- Kháng sinh: Bệnh chủ yếu dùng kháng sinh nhóm Beta lactam. Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid nếu bạn bị dị ứng với nhóm trên.
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc giảm ho sẽ được chỉ định tuỳ vào từng đối tượng với mức độ ho và yếu tố cơ địa khác nhau.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là dòng giảm đau được dùng phổ biến, chúng sản xuất với nhiều dạng khác nhau như viêm sủi, viên nén, thuốc bột phù hợp cho nhiều đối tượng.
- Thuốc xịt họng: Các loại thuốc xịt được dùng như Eludril, Hexaspray, Locabiotal,… nhưng không nên xịt quá 10 ngày.
- Thuốc ngậm: Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc dạng ngậm gồm Lysopaine, Mybacin, Oropivalone,…
- Thuốc súc họng: Gồm có Eludril. Givalex. Bicacmin,…
Thuốc nam trị viêm họng xung huyết
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây, bạn cũng có thể tham khảo những bài thuốc nam, được dân gian áp dụng phổ biến bởi độ lành tính, an toàn cao, ít tác dụng phụ mà nguyên liệu lại vô cùng dễ kiếm, có sẵn trong tự nhiên.
Có thể kể đến một số vị thuốc như mật ong, ngải cứu, rau diếp cá hoặc bài thuốc từ hoàng cầm, hoa phấn, cát cánh, sa sâm thiên, tang bạch bì, cam thảo,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng xung huyết
Có thể thấy, đây là bệnh lý đường hô hấp gây nên các triệu chứng khó chịu cùng các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc chủ động tiến hành các biện pháp dự phòng là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là trong những lúc thay đổi thời tiết, trời chuyển lạnh. Bạn nên chú ý tuân thủ một số lời khuyên dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thật sạch sẽ, đều đặn hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc hoặc sử dụng khẩu trang, đồ bảo hộ khi gặp phải các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hoá chất, khí thải, khói bụi,…
- Bảo đảm cơ thể luôn được ấm áp vào mùa đông, nhất là hai lòng bàn chân, vùng ngực và cổ.
- Uống đủ nước và bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết có ở rau củ, thịt, cá, trái cây,… trong mỗi bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Xây dựng và áp dụng một chế độ làm việc, học tập, sinh hoạt khoa học, hợp lý, nghỉ ngơi thường xuyên để tránh áp lực, căng thẳng.
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các động tác, bộ môn phù hợp giúp tăng cường sức khỏe.
Như vậy, phải khẳng định rằng viêm họng xung huyết là bệnh lý có mức nguy hiểm cao nhưng lại hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bạn phát hiện và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, để cung cấp thêm nhiều kiến thức và phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc đến sức khoẻ, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!