Viêm họng là một căn bệnh vô cùng quen thuộc, có thể xảy ra ở mọi đối tượng người bệnh khác nhau. Mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng khám phá xem căn bệnh này là gì là gì?, Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu viêm họng là gì?
Viêm họng được biết đến là tình trạng viêm, kích ứng ở vùng niêm mạc họng. Đây là căn bệnh xảy ra phổ biến, ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người già, trẻ nhỏ với sức đề kháng kém. Hiện nay, bệnh thường chia thành 2 loại là thể cấp tính và mãn tính.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị khỏi chỉ sau khoảng 1-2 tuần mà không gây ra bất cứ biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không kịp thời điều trị thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp như viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản,…
Nguyên nhân gây viêm họng
Nguyên nhân gây ra bệnh thường rất đa dạng, có thể xuất phát từ điều kiện môi trường, vi khuẩn – virus gây bệnh, cơ địa người bệnh, bệnh nền,… Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý viêm đau họng.
- Các loại vi khuẩn – virus: Theo thống kê, phải đến hơn 80% số ca nhiễm bệnh là do các loại vi khuẩn – virus gây nên. Một số loại vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn,… hay virus như virus cúm A, virus cúm B, parainfluenza virus,… đều hoàn toàn có thể gây nên bệnh viêm họng. Các loại vi khuẩn – virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm khu vực niêm mạc họng, đồng thời sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Nếu không điều trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực chức năng khác trong cơ thể.
- Dị ứng: Các phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng do thời tiết, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc,… sẽ có thể kích thích giải phóng histamin của hệ miễn dịch, từ đó gây nên hiện tượng viêm nhiễm, sưng tấy ở khu vực niêm mạc họng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, viêm họng do dị ứng chỉ là phản ứng bình thường, ở một số trường hợp dị ứng sẽ gây nên co giật, sốt cao,… Chính vì thế, các bạn cần hết sức lưu ý trước bất cứ yếu tố dị ứng nào có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.
- Thời tiết giao mùa: Vào khoảng thời gian giao mùa, không khí sẽ vô cùng hanh, khô khiến cho niêm mạc họng bị kích thích, gây nên đau rát và khó chịu.
- Bệnh dạ dày: Trào ngược axit từ niêm mạc dạ dày lên thực quản và họng sẽ dẫn đến tình trạng nóng rát, sưng tấy và đau nhức. Lượng axit sẽ phá hủy khu vực niêm mạc họng, khiến cho vi khuẩn xâm nhập một cách dễ dàng và gây nên viêm họng.
- Thuốc lá: Những người trực tiếp hút thuốc hoặc bị hít khói thuốc cũng sẽ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp.
- Nói trong thời gian dài: Rất nhiều trường hợp thường xuyên nói nhiều, nói to trong một thời gian dài cũng sẽ rất dễ bị viêm đau họng. Lý do bởi vì khi nói quá nhiều sẽ kích thích các mô thanh quản và niêm mạc họng, lâu dần gây nên sưng viêm, đa nhức khó chịu.
- Môi trường ô nhiễm:Việc sinh sống trong môi trường ô nhiễm với nguồn không khí không đảm bảo sẽ gây nên các bệnh lý về hô hấp, nhất là viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,… Vì vậy, các bạn nên đảm bảo nguồn không khí được trong lành, thông thoáng để hạn chế tối đa các bệnh tật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Dấu hiệu viêm họng cần chú ý
Bệnh gây nên rất nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết chính của bệnh lý viêm đau họng:
- Ho: Ho có thể ở từng mức độ khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho kéo dài từng cơn, ho dai dẳng,…Ở một số trường hợp nặng, có thể xảy ra tình trạng ho ra máu.
- Ngứa họng: Khi vi khuẩn hoặc các loại virus tấn công vào niêm mạc họng sẽ gây nên tình trạng sưng tấy ở khu vực bạch huyết, từ đó xuất hiện cảm giác ngứa rát hoặc khó chịu ở vùng họng.
- Đau nhức ở vùng họng: Khi niêm mạc bị viêm nhiễm sẽ gây nên sưng tấy khiến quá trình nhai, nuốt nước bọt bị ảnh hưởng. Thậm chí chỉ đơn giản là nói cũng có thể gây nên đau nhức.
- Buồn nôn: Khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm sẽ rất mẫn cảm, dễ bị kích thích bởi các tác động bên ngoài. Chính vì thế người bệnh hay có cảm giác buồn nôn.
- Sốt: Sự viêm nhiễm, sưng tấy sẽ khiến hệ miễn dịch bị kích thích, từ đó gây nên tình trạng sốt để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xấu. Tuy nhiên, tình trạng sốt có thể gây ra sự nhầm lẫn đối với các bệnh lý khác như cảm, cúm,…
Bên cạnh đó, khi tiến hành nội soi niêm mạc họng, các bác sĩ sẽ phát hiện các vùng niêm mạc bị sưng tấy, xung huyết,… và ở vùng vách họng sẽ có nhiều chấm mụn nhỏ, mạch màu với lượng chất nhầy dày đặc.
Bệnh viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ
Bệnh viêm họng không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu để kéo dài thì sẽ gây nên rất nhiều biến chứng phức tạp. Chính vì thế, bạn cần thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Phát ban: nếu bạn bị đau họng kèm theo tình trạng phát ban thì bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Tình trạng phát ban chỉ xảy ra khi người bệnh đã bị nhiễm trùng ở các khu vực nội tạng, nếu để lâu sẽ rất dễ gây nên tử vong.
- Cổ bị cứng: Tình trạng cổ cứng khi bị viêm họng chỉ xảy ra khi bạn đang trong giai đoạn đầu của bệnh lý viêm màng não. Khi bị viêm màng não, lớp màng bao phủ vùng não cùng các hệ thống thần kinh của cột sống sẽ bị viêm nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến việc di chuyển của cổ.
- Sốt cao: Tình trạng đau họng kèm theo sốt cao nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh cần phải được đưa đi cấp cứu. Khi nhiệt độ trẻ nhỏ quá cao kèm theo tình trạng sưng tấy thì sẽ gây nên các biểu hiện co giật, sùi bọp mép,…vô cùng nguy hiểm.
- Chảy nước dãi: Đây là tình trạng xảy ra khi người bệnh bị viêm đau họng quá nặng khiến việc nuốt gặp khó khăn.
- Rêu lưỡi trắng: Rêu lưỡi trắng báo hiệu tình trạng cấp tính, đồng thời cho thấy vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, phát triển rất lớn trong niêm mạc họng.
Bên cạnh những tình trạng trên, nếu người bệnh bị ho ra máu, đau khớp của quai hàm, đau vùng tai,… thì cũng cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị và phòng ngừa viêm họng hiệu quả
Hiện nay, với sự phát triển của các tiến bộ y học, bệnh viêm họng hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm và nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ của bệnh mà các bạn sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh khác nhau.
Giai đoạn nhẹ: Ở giai đoạn đầu của bệnh, các bạn hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà mà không cần đến sự can thiệp của các chuyên gia hay bác sĩ. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên: Muối với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, đồng thời vệ sinh răng miệng và làm dịu các cơn đau nhức do viêm họng gây nên. Chính vì thế, các bạn cần súc miệng bằng nước muối thường xuyên, có thể pha bằng nước ấm để tránh gây nên sự kích ứng của niêm mạc khi tiếp xúc với nước lạnh.
- Ăn uống điều độ: Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng, hạn chế và phòng ngừa tối đa những ảnh hưởng của viêm đau họng đến với sức khỏe. Các bạn cần bổ sung các loại protein và vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Đảm bảo bầu không khí: Đảm bảo không khí trong lành, không bị tác động bởi khói bụi, các loại vi khuẩn gây hại,… Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại máy lọc không khí để đảm bảo chất lượng không khí ở mức tối đa.
Nếu tuân thủ theo các lưu ý trên, bệnh viêm họng hoàn toàn có thể tự khỏi chỉ sau 1-2 tuần điều trị ở nhà.
Giai đoạn nặng: Nếu các triệu chứng ở mức độ nặng và liên tục, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị bệnh ở mức độ nặng.
Sử dụng thuốc tây y
- Điều trị bằng Tây Y: Các loại thuốc Tây Y với công dụng nhanh chóng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Một số loại thuốc Tây Y dùng để điều trị bệnh như: thuốc kháng sinh (thuốc kháng sinh histamin H1, thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam,…), thuốc hạ sốt (thuốc hạ sốt paracetamol), thuốc long đờm (thuốc acetylcystein, thuốc bromhexin, thuốc terpin hydrat,..), thuốc giảm ho (thuốc alimemazin, thuốc codein, thuốc dextromethorphan,..),…
- Bên cạnh đó, tùy theo từng mức độ của bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng bình thở oxy, thuốc xịt mũi,….Thậm chí, ở nhiều đối tượng cần phải can thiệp đốt viêm họng hạ để kiểm soát vi khuẩn, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
- Điều trị bằng các bài thuốc dân gian: Hiện nay, bên cạnh các loại thuốc Tây Y, nhiều người bệnh đã lựa chọn điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Với sự lành tính, an toàn, thân thiện và không gây tác dụng phụ, các bài thuốc dân gian phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Dưới đây sẽ là 3 bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả và vô cùng an toàn.
Gừng tươi ngâm mật ong
Trong dân gian, gừng tươi được biết đến bởi công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và ức chế sản sinh các loại virus thông qua hợp chất gingerol. Chính vì thế, gừng được sử dụng để điều trị các bệnh về hô hấp, giảm ho, tiêu đờm, giúp niêm mạc họng trở nên dễ chịu.
Kết hợp cùng mật ong với hoạt chất kháng khuẩn và nguồn dinh dưỡng cao, hỗn hợp gừng tươi ngâm mật ong sẽ giúp bạn điều trị viêm họng một cách nhanh chóng. Bạn cần lựa chọn từ 1-2 củ gừng tươi, sau đó cắt lát mỏng và ngâm cùng mật ong, thời gian tối thiểu từ 1 tuần. Sau đó, các bạn ngâm trực tiếp gừng và nuốt xuống cổ họng.
Về phần nước cốt mật ong và gừng, các bạn có thể pha với nước ấm và uống từ 1-2 lần/ ngày để phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh.
Bạc hà trị viêm họng
Bạc hà với thành phần axit rosmarinic sẽ ngăn ngừa tình trạng dị ứng, sưng tấy và hiện tượng viêm nhiễm ở niêm mạc họng. Đặc biệt, tinh dầu menthol trong bạc hà còn giúp cổ họng trở nên dễ chịu, thoải mái và xua tan đi mọi cảm giác đau nhức.
Để sử dụng bạc hà, các bạn dùng lá bạc hà tươi để hãm cùng nước ấm. Sử dụng đều đặn hàng ngày để giúp niêm mạc được sát khuẩn và mang lại cảm giác dễ chiu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi trà còn ấm để đạt được hiệu quả điều trị cao.
Bên cạnh phương pháp này, bạn có thể dùng lá bạc hà để xông hơi, điều này sẽ kích thích lưu thông máu, tăng cường hô hấp và làm sạch niêm mạc họng. Bạn có thể lựa chọn các loại tinh dầu đã cô đặc, sau đó nhỏ từ 3-4 giọt vào nước nóng và thực hiện xông hơi. Chỉ với 20 phút xông hơi, các bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Lê hấp cùng táo tàu chữa viêm họng
Lê cùng táo tàu là bài thuốc quen thuộc trong điều trị ho, được sử dụng trong nhiều đối tượng điều trị. Với công dụng thanh nhiệt, giảm đờm, nhuận phế từ lê kết hợp với tác dụng bồi bổ và nâng cao sức đề kháng từ táo tàu, đây chắc chắn là bài thuốc mà bạn không thể bỏ qua.
Để sử dụng phương pháp này, các bạn cần cắt lê thành từng miếng vừa, sau đó hấp cách thủy cùng táo tàu, mật ong trong khoảng 15 phút. Sau đó bạn có thể sử dụng trực tiếp.
để phòng ngừa viêm họng hiệu quả, các bạn cần đảm bảo chất lượng không khí ở khu vực đang sinh sống bằng cách trồng nhiều cây xanh hoặc sử dụng các loại máy lọc không khí. Đồng thời, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và luyện tập để tăng cường sức đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm đau họng.
Mong rằng thông qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về viêm họng cùng cách điều trị, chăm sóc. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến bạn và những người thân yêu.