Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường suy giảm hơn so với người bình thường. Do đó, mẹ bầu thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là tình trạng viêm họng khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bệnh lý này, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm đau họng là bệnh lý phổ biến, rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính là do những thay đổi về thể chất, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công. Viêm họng khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến sức khỏe của mẹ bị giảm sút và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Do hệ miễn dịch của người mẹ trong thai kỳ thường yếu nên người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm đau họng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể là khi thuốc đi vào cơ thể của người mẹ thông qua đường máu sẽ đến cuống rốn của thai nhi và thai nhi sẽ hấp thụ một phần thuốc điều trị bệnh.
Đặc biệt, những mẹ bầu bị viêm họng vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như: rối loạn ở phổi, chậm chuyển dạ, thời gian mang thai kéo dài,…
Bất kỳ tình trạng bệnh nào xảy ra do vi khuẩn, virus đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường, thiếu oxy huyết ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non cao,… Do đó, mẹ bầu cần tìm hiểu những thông tin về bảo vệ sức khỏe trong thời gian thai kỳ để ngăn ngừa mắc bệnh viêm đau họng tốt nhất. Nếu chẳng may mắc bệnh, người mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh khi mang thai có thể giúp mẹ bầu có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hợp lý nhất. Những nguyên nhân thường dẫn đến bệnh viêm đau họng ở mẹ bầu, đó là:
- Thời tiết thay đổi, giao mùa dẫn đến cơ thể bị nhiễm lạnh và viêm đau họng.
- Một số mẹ bầu có thói quen ăn mặn, ăn chua dẫn đến tổn thương vòm họng,…
- Thay đổi nội tiết tố dẫn đến dịch nhầy trong vòm họng tăng cao.
- Sống trong môi trường ô nhiễm, không gina
- Hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào tấn công.
- Trong thai kỳ, mẹ thường cảm thấy nóng trong người nên ăn mặc phong phanh, ngồi trước quạt sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh.
- Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể giúp việc điều trị hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng hơn. Người mẹ tuyệt đối không nên tự ý đi mua thuốc điều trị mà cần tìm hiểu các phương pháp điều trị an toàn và khoa học hơn.
Viêm họng khi mang thai phải làm sao?
Đối với người bình thường việc điều trị viêm đau họng thường dễ dàng hơn so với khi mang thai. Bác sĩ thường sẽ kê một số thuốc hạ sốt, kháng sinh cho người bình thường. Bên cạnh đó, do hệ thống miễn dịch tốt nên người bình thường cũng nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, việc dùng thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, người mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cần cẩn trọng với những loại thuốc kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe của bé, bao gồm: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin,… Đối với những trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh thì cần có sự hướng dẫn và chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên môn.
- Khi bị viêm họng, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần/ ngày để giảm tình trạng đau rát họng, giảm viêm và ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, virus,… Không dùng nước muối pha quá mặn vì có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
- Cải thiện hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm vitamin A và vitamin C. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin B để hỗ trợ giảm viêm nhanh chóng.
- Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin từ nước ép trái cây như nước chanh, mật ong, nước củ cải, nước rau cần tây ép, nước tía tô, nước bột nghệ,…
- Bà bầu có thể dùng khăn lạnh để chườm vùng cổ làm giảm nóng và tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là không nên chườm quá lâu vì có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, mục đích cuối cùng chính là kiểm soát được bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt nhất, bà bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao.
Phòng ngừa bệnh viêm họng khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng yếu trước các tác động từ môi trường, thời tiết. Để phòng ngừa bệnh viêm đau họng, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Giữ ấm cơ thể: Nhiều phụ nữ khi mang thai thường không chú trọng việc giữ ấm do có thân nhiệt cao hơn bình thường. Điều này sẽ khiến bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đau họng và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hay dọn dẹp nhà cửa.
- Tránh tiếp xúc với những người bị ho, viêm họng, viêm phế quản và các bệnh lý về đường hô hấp.
- Tránh xa những người có thói quen hút thuốc.
- Không ăn nhiều đồ lạnh, đồ chua, cay nóng vì chúng sẽ kích thích niêm mạc vòm họng dẫn đến viêm nhiễm.
- Không sử dụng nước lạnh để tắm.
- Giữ ấm bụng, ngực, cổ và tay chân vào buổi tốt.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về tình trạng viêm họng khi mang thai. Tuy viêm đau họng không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh lý này có thể thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Nếu sử dụng thuốc để điều trị bệnh, người mẹ cần được sự cho phép và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây những nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.