Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh xương khớp thường gặp gây nên những ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một dạng của rối loạn tự miễn, bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm, gây sưng đau ở những bộ phận ảnh hưởng. Những vị trí thường xuyên gặp phải viêm khớp dạng thấp đó là khớp tay, bao gồm cả cổ tay, bàn tay, ngón tay, khớp gối. Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó chủ yếu là người cao tuổi. Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học, với tần suất lớn nên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Những đối tượng dễ mắc viêm khớp dạng thấp đó là:
- Người có hệ thống miễn dịch kém
- Những người thừa cân, béo phì
- Người làm công việc lao động chân tay, tính chất công việc liên quan đến cầm nắm nhiều
- Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm khớp dạng thấp
- Những người hay sử dụng rượu bia thuốc lá cũng dễ mắc viêm khớp dạng thấp hơn người bình thường.
Viêm khớp dạng thấp đã xuất hiện từ lâu, nhưng kể từ năm 1996 trong một hội nghị y khoa toàn quốc cái tên viêm khớp dạng thấp mới chính thức được ra đời. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng như: teo cơ, biến dạng dính, cứng khớp cùng các biến dạng như bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò, ngón tay hình thoi, khớp bàn chân biến dạng, đứt gân duỗi ngón tay, gan bàn chân tròn , ngón chân hình vuốt thú,.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Về nguyên nhân gây bệnh, cho tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tác nhân chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ chế hình thành bệnh là do cơ thể sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, các kháng thể này trở thành yếu tố kích thích cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại chính mình được gọi là “yếu tố dạng thấp” và gây ra phản ứng viêm. Ở người bình thường, cấu tạo trong khớp gồm sụn và lớp màng hoạt dịch tạo thành một lớp đệm ở giữa ngăn chặn xảy ra việc xương cọ xát vào nhau, từ đó chúng ta có thể dễ dàng và thoải mái khi cử động. Khi bị viêm các khớp gặp phải tình trạng sưng đau dẫn đến khó khăn trong quá trình cử động do lớp đệm bị biến dạng, trong thời gian dài, các khớp này có thể bị phá hủy.
Các tác nhân gây viêm được nhắc đến ở đây có thể là: hormon, vi khuẩn, nhiễm khuẩn. Các yếu tố làm tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Tuổi tác: Những người tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch kém
- Giới tính: một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
- Thừa cân, béo phì: cân nặng càng lớn, trọng lượng mà các khớp phải chịu càng nhiều, gây nên sự chèn ép dẫn đến bị thoái hóa, viêm nhiễm.
- Hút thuốc lá: thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến gan, phổi, tim mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
Trong quá trình thăm khám, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và phương pháp điều trị chính xác nhất.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường được biểu hiện theo 2 giai đoạn chính là giai đoạn khởi phát và toàn phát. Cụ thể:
- Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thường chỉ gặp phải tình trạng viêm khớp dạng thấp ở một vị trí xác định: khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp gối,… Bên cạnh các cơn đau, tại vị trí bị viêm, người bệnh còn thấy các vết sưng đỏ, cứng khớp vào buổi sáng, đặc biệt là khi mới ngủ dậy.
- Giai đoạn toàn phát: Lúc này viêm không chỉ xảy ra ở một khu vực nữa mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí hơn. Tính chất của cơn đau thường là: đau nhiều về đêm hoặc gần sáng, đau có tính đối xứng, đau có kèm theo biểu hiện sưng, ít bị đỏ hay nóng, kèm theo cứng khớp vào buổi sáng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như:
- Khớp bị biến dạng
- Khó giữ được thăng bằng khi đi lại
- Sốt
- Suy giảm khả năng vận động
- Sụt cân
- Suy nhược cơ thể
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
X quang và xét nghiệm viêm khớp dạng thấp
Sau khi thăm khám tổng quan cùng những đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về việc xét nghiệm cũng như chụp x quang để có thể đưa ra những kết luận chính xác.
Hình ảnh trên phim x quang sẽ biểu hiện những vị trí bị bệnh, sự dính hoặc biến dạng khớp.
Các loại xét nghiệm thường được thực hiện trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp đó là:
Xét nghiệm cơ bản
- Xét nghiệm công thức máu: để đánh giá về tình hình sức khỏe tổng quan của người bệnh, thông qua số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Xét nghiệm hóa sinh: Đánh giá quá trình trao đổi chất trong cơ thể
- Xét nghiệm tốc độ lắng máu ESR: xét nghiệm này giúp kiểm tra tốc độ lắng của tế bào hồng cầu trong máu giúp đánh giá được viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể.
- Xét nghiệm CRP: dùng để khảo sát hiện tượng viêm nhiễm thông qua phép đo lượng protein phản ứng C có trong máu.
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA: giúp phân biệt được viêm khớp dạng thấp với những bệnh xương khớp khác.
- Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith
- Xét nghiệm kiểm tra tình trạng phổi và thận
- Đo điện tâm đồ
Xét nghiệm đặc hiệu
- Yếu tố RF trong huyết thanh: yếu tố này càng cao thì chứng tỏ bệnh nhân đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng trong một số trường hợp người bệnh bị viêm khớp khi chỉ số RF âm tính.
- Xét nghiệm Anti CCP: xét nghiệm này cũng có tác dụng giống với xét nghiệm RF
Có thể thấy có rất nhiều xét nghiệm mà người bệnh cần phải thực hiện để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp để tối ưu chi phí và thời gian cho người bệnh.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được nhiều người sử dụng:
Thuốc Tây
Các loại thuốc tây thường được chỉ định đó là: thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc ức chế miễn dịch… Các loại thuốc kể trên đều mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, ngay tại chỗ nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài với liều lượng không phù hợp có thể gây nên những tác dụng phụ.
Các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc này được tìm thấy nhiều trong tự nhiên, khá an toàn lành tính, tiết kiệm được một khoản chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng chưa được khoa học công nhận về hiệu quả do đó bạn không nên lạm dụng thay thế hoàn toàn cho thuốc điều trị.
Thuốc Đông Y
Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của 2 phương pháp trên, nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà hiệu quả của thuốc sẽ có sự khác biệt.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp được chỉ định cuối cùng, khá tốn chi phí, nhưng vẫn có thể để lại biến chứng sau phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau. Một trong những loại thuốc được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó chính là An Cốt Nam. Bài thuốc là thành quả hơn 10 năm nghiên cứu của đội ngũ lương y Tâm Minh Đường dựa trên 2 bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Không chỉ vậy, tinh hoa của An Cốt Nam còn được chắt lọc từ những loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,…
Khác với những bài thuốc Đông Y đang có trên thị trường, sự tác động của An Cốt Nam đến người bệnh chính là sự kết hợp của 3 hướng tấn công mũi nhọn hay còn gọi là phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân”, trong đó:
- Thuốc uống: được ví như “cánh tay phải” giữ khoảng 90% hiệu quả của quá trình điều trị. Thuốc được điều chế dạng cao lỏng đảm bảo tối đa dược tính, người bệnh chỉ cần hòa vào nước là có thể sử dụng, thẩm thấu nhanh, an toàn với dạ dày.
- Cao dán: Được điều chế từ các loại thảo dược với tính ấm nóng như quế, hồi,… tác động cơn đau từ bên ngoài, giảm đau nhức nhanh chỉ sau 30 phút sử dụng.
- Bài tập và vật lý trị liệu: Đây là một trong những điểm đặc biệt của An Cốt Nam, không chỉ tác động từ bên trong và bên ngoài, An Cốt Nam còn hướng đến mục tiêu tăng cường độ dẻo dai, sức đề kháng cho xương khớp khỏi những tác nhân gây bệnh.
Những ưu điểm nổi bật của An Cốt Nam:
- Nguồn nguyên liệu được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế đảm bảo đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh sạch theo quy định trong nước và quốc tế.
- Đáp ứng tiêu chí 3 không: KHÔNG TRỘN LẪN TÂN DƯỢC – KHÔNG SỬ DỤNG PHỤ GIA, CHẤT BẢO QUẢN – KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ
- Phương thức điều chế dạng cao lỏng, không mất thời gian đun sắc, có thể dễ dàng mang theo khi đi công tác, du lịch.
- Quy trình điều chế nghiêm ngặt: các dược liệu sau khi được tuyển lựa thu hái sẽ được sơ chế cẩn thận, đem sắc trong nồi cao áp, qua 6 – 7 lần lọc cặn bã mới được đem đi cô thành cao lỏng.
Chính bởi những ưu điểm mà An Cốt Nam mang lại cho nên đây chính là bài thuốc được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng trong hành trình chiến đấu với bệnh tật. Không chỉ vậy, An Cốt Nam cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên gia và các báo đài lớn cả trong nước và quốc tế.
Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Chúng tôi xin lưu ý quý độc giả khi có triệu chứng của bệnh bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, không chủ quan để tránh những biến chứng có thể xảy ra.