Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp, có thể gây ra những triệu chứng làm người bệnh cảm thấy khó chịu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả câu hỏi viêm phế quản có sốt không? Trong trường hợp thì cách hạ sốt như thế nào cho hiệu quả.
Viêm phế quản có sốt không?
Đây là hiện tượng niêm mạc của phế quản bên trong phổi bị viêm nhiễm dẫn đến sưng, phù nề và gây ra các hiện tượng như đau đớn, ho, khó thở, xuất hiện đờm… đối với người bệnh. Thông thường bệnh chia làm hai loại: thể cấp tính và thể mãn tính.
Thông thường, bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp tính sẽ có các biểu hiện sốt rải rác. Đây được coi là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong đường hô hấp. Còn những bệnh nhân mãn tính sẽ không có các biểu hiện sốt. Phản ứng sốt diễn ra cũng là cách thức để cơ thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus gây hại, thân nhiệt tăng cao kích thích lượng sắt trong máu cũng tăng cao theo.
Viêm phế quản sốt mấy ngày?
Thời gian xuất hiện phản ứng sốt của các bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh, quá trình chữa trị và cơ mức độ phục hồi của cơ thể. Các cơn sốt thông thường sẽ tự giảm dần khi lượng vi khuẩn, virus bị tiêu diệt dần, đường hô hấp giảm sưng viêm.
Về cơ bản, người mắc viêm phế quản ở mức độ nhẹ chỉ sốt ngắt quãng trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Các cơn sốt sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, virus vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng, tình trạng sốt có thể kéo dài đến hơn 1 tuần. Cho đến khi người bệnh khỏi viêm nhiễm thì mới có thể chấm dứt các cơn sốt.
Các cơn sốt xuất hiện khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, điều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần làm lúc này là áp dụng các biện pháp chữa trị, giảm viêm nhiễm càng sớm càng tốt thì các cơn sốt mới có thể cải thiện được.
Cách hạ sốt do viêm phế quản hiệu quả
Trên thực tế, đây là căn bệnh thường gặp và không quá nguy hiểm, chính vì vậy người bệnh không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng sốt. Hãy áp dụng một số biện pháp hạ sốt dưới đây để giảm đi triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh.
Mặc quần áo thoáng mát
Khi cơ thể tăng nhiệt, điều người bệnh cần làm là giải phóng nhiệt độ cơ thể. Quần áo dày, chăn đệm dày có thể khiến nhiệt độ tăng nhanh, ra nhiều mồ hôi dễ bị nhiễm lạnh. Thay thế quần áo bí bách bằng quần áo thoáng mát. Tuy nhiên cũng không nên mặc các loại quần áo quá mỏng hay để trong môi trường điều hòa.
Uống nhiều nước lọc
Khi sốt cao, nhiệt tăng khiến lượng mồ hôi thoát ra, dẫn đến tình trạng cơ thể mất nhiều nước. Hơn nữa vùng phế quản bị viêm nhiễm cũng cần được làm dịu. Chính vì điều này, người mắc viêm phế quản cần tích cực bổ sung nhiều nước cho cơ thể, đặc biệt là nước tinh khiết, có thể thêm sữa hoặc các loại nước trái cây. Tuy nhiên tuyệt đối không được uống các loại nước có gas, nước lạnh, nước ngọt…
Hạ sốt bằng chanh tươi
Hạ sốt bằng chanh tươi là phương pháp hạ sốt đơn giản ngay tại nhà mà không cần bất cứ tác động nào vào bên trong hệ hô hấp. Đặc biệt phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho trẻ nhỏ bởi độ an toàn cao. Người bệnh chuẩn bị vài trái chanh tươi, tiến hành cắt thành các lát mỏng. Dùng canh xà chát lên cơ thể khi tắm, đặc biệt là vùng bàn tay, chân, trán, xương sống… Sau khoảng 2 – 3 phút thì tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ axit lưu lại trên da.
>>> Xem thêm: Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong hiệu quả theo những cách sau đây
Hạ sốt bằng khoai tây
Bên cạnh chanh tươi, khoai tây cũng là loại nguyên liệu có thể sử dụng giảm sốt rất tốt cho người bệnh viêm phế quản. Tiến hành ngâm khoai trong nước giấm khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ nhựa trong khoai. Người bệnh rửa sạch khoai tây, thái thành các lát mỏng và đắp lên trán người bệnh. Thay thế các lát khoai tây liên tục để hạ nhiệt cho người bệnh trong thời gian ngắn ngay tại nhà.
Dùng nước ấm hạ sốt
Dùng khăn thấm vào nước ấm và đặt lên các vùng nóng của cơ thể như trán, nách, háng… Tiến hành lau khắp người bằng khăn ấm. Cách thức này sẽ giúp các mạch máu lưu thông, lỗ chân lông giãn nở giúp mồ hôi thoát ra ngoài, từ đó giảm nhiệt cho cơ thể. Người bệnh có thể cho thêm tinh dầu oải hương hoặc dầu tràm vào nước để tắm cùng. Hau loại tinh dầu này có tác dụng giảm nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Sau khi tắm xong cần lau khô người, mặc quần áo thông thoáng nhưng không quá phong phanh.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho người bệnh viêm phế quản
Nếu người bệnh bị sốt quá cao, việc sử dụng thuốc hạ sốt là điều cần thiết để giảm thân nhiệt, cân bằng cơ thể. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc Paracetamol – đây là loại thuốc có khả năng hạ sốt nhanh chóng, kèm theo đó là tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ. Việc sử dụng thuốc cần có sự cho phép và chỉ dẫn của các y bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Paracetamol hạ sốt tại nhà.
Đưa bệnh nhân đến bác sĩ
Trong trường hợp các cơn sốt kéo dài, không có xu hướng thuyên giảm dù người bệnh đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà, việc cần làm lúc này là đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, người bệnh sẽ được tiến hành các bước xét nghiệm, chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm. Từ đó bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện các cơn sốt và tình trạng bệnh.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho độc giả câu hỏi viêm phế quản có sốt không. Đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp hạ sốt hữu hiệu tại nhà. Hãy áp dụng đúng cách và kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để cơ thể sớm bình phục. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!