Viêm phổi cộng đồng là một bệnh lý xuất hiện tại đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và có nguy cơ bị tử vong tương đối cao nếu không được phát hiện, khắc phục kịp thời. Chính vì thế việc nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp mọi người phòng ngừa tốt hơn. Tất cả sẽ được chúng tôi trình bày ngay dưới bài
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là gì?
Viêm phổi nói chung là tình trạng nhu mô phổi gồm có phế nang, tiểu phế quản ở tận cùng và tổ chức liên kết bị tổn thương. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm, vi sinh vật gây hại hoặc tiếp xúc cùng hóa chất thời gian dài,…
Theo đó viêm phổi cộng đồng cũng tương tự giống bệnh thông thường nhưng nó xảy ra tại bệnh viện hay cơ sở y tế. Ngay khi phổi bị viêm thì các chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và xác vi khuẩn sẽ đông đặc lại tại phế nang rồi làm cho khả năng trao đổi khí suy giảm. Cuối cùng ảnh hưởng lớn đến việc hô hấp. Biểu hiện nhận biết điển hình là sốt, ớn lạnh, khó thở và ho nhiều có thêm đờm.
Căn bệnh này sẽ được biểu hiện ở 3 dạng chính đó là thể đốm, thể thùy và thể không xác định. Dù có là biểu hiện nào đi chăng nữa thì nó đều hình thành hội chứng đông đặc, tại phim chụp X – quang sẽ thấy được bất thường và mờ. Tác nhân làm hình thành bệnh viêm phổi cộng đồng có rất nhiều nhưng theo như chuyên gia khẳng định nhóm nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn không có vi khuẩn trực lao.
Một điều nữa là bệnh còn phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe cũng như tình mạng người mắc phải. Nhất là xảy ra với trẻ em, người cao tuổi, người sức đề kháng suy yếu. Chính việc lây lan nhanh chóng từ người qua người tùy vào từng nhóm bệnh cụ thể sẽ hình thành sự lây lan ra xã hội.
Tiêu chuẩn chẩn đoán và bệnh án viêm phổi cộng đồng
Để chẩn đoán cũng như ghi chép bệnh án một cách chính xác nhất thì bác sĩ sẽ căn cứ theo 3 yếu tố gồm tiền sử, triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Chi tiết cụ thể như sau:
Tiền sử mắc bệnh
Xác định bệnh sử sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiện tại cũng các diễn biến bệnh theo thời gian tính từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu cho đến khi thăm khám. Trường hợp này bệnh sẽ hay xảy ra với người từng có tiền sử bị một số căn bệnh như suy tim, bệnh thận, mạch máu não, bệnh lý ung thư, hồng cầu hình liềm,…
Họ nằm viện quá lâu khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, khi tiếp xúc cùng môi trường bên ngoài thì rất dễ nhiễm. Bên cạnh đó còn có thêm yếu tố thuận lợi mắc bệnh như người nghiện rượu, tuổi cao, từng cắt lá lách, hệ miễn dịch suy giảm,…
Triệu chứng lâm sàng viêm phổi cộng đồng
Thật ra tác nhân xâm nhập vào trong cơ thể một thời gian dài được xếp vào thời gian ủ bệnh. Thông thường với bệnh thì thời gian ủ bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng lâm sàng để nhận biết mà đến khi bộc phát thì mới có biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt. Còn với bệnh này, giai đoạn bệnh toàn phát là khi bệnh nhân đột ngột gặp cơn rét run rồi sốt cao 39 – 40°. Còn có khi gặp phải tím tái, khó thở.
Tiếp theo là triệu chứng nôn ói, lưỡi bẩn, khô môi tùy trường hợp hoặc xuất hiện ho ra máu, ho có đờm màu nâu sẫm, xanh, màu rỉ sắt. Với các triệu chứng này bác sĩ yêu cầu người bệnh tiến hành những xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây để có thêm căn cứ để xác định được chính xác hơn.
Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng
Đầu tiên là chụp X – quang, trên phim phổi người bệnh có biểu hiện bởi đám mờ, đôi khi nhìn thấy cả hình tam giác và cũng có trường hợp nhìn thấy có vùng dịch trong đó. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp triệu chứng lâm sàng đã biểu hiện rõ ràng nhưng trên phim thì lại mập mờ thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT. Chính kết quả chụp sẽ cho biết vùng phổi tổn thương rõ ràng.
Ngoài ra thì công thức máu cũng là xét nghiệm được bác sĩ chuyên khoa thường xuyên chỉ định. Tại đây lượng bạch cầu sẽ tăng cao nhiều lần so với mức bình thường vì có viêm nhiễm. Kèm theo tốc độ lắng máu khá nhanh.
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Nguyên tắc chung trong phác đồ chữa trị bệnh sẽ bao gồm:
- Xử lý tùy theo mức độ nhẹ hay nặng
- Chữa trị theo triệu chứng
- Chữa trị theo nguyên nhân: Cần chọn kháng sinh phù hợp theo căn nguyên gây ra bệnh. Ban đầu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, mức độ, yếu tố dịch tễ, tuổi tác, tương tác, bệnh lý kèm theo và tác dụng phụ thuốc mang lại. Thời gian sử dụng kháng sinh sẽ từ 7 – 10 ngày nếu tác nhân gây bệnh viêm phổi điển hình và dùng 14 ngày nếu tác nhân gây bệnh không điển hình và trực khuẩn mủ xanh.
Điều trị bệnh ngoại trú
Dùng Amoxicillin 500mg – 1g: Ngày dùng 3 lần hoặc Clarithromycin 500mg ngày dùng 2 lần hoặc Amoxicillin 50mg + macrolid nếu nghi bệnh do vi khuẩn không điển hình tác động. Ngoài ra có thể sử dụng β – lactam hay ức chế men β – lactamase kết hợp với Clindamycin 500mg ngày 2 lần hoặc azithromycin 500mg ngày 1 lần. Đồng thời đảm bảo nước, điện giải cân bằng.
Điều trị viêm phổi cộng đồng mức trung bình
- Sử dụng kháng sinh Amoxicillin + Acid clavulanic: 1g ngày uống 3 lần kết hợp với nhóm thuốc Macrolid là Clindamycin 500mg ngày 2 lần hoặc Azithromycin 500mg ngày 1 lần.
- Đảm bảo nước, điện giải cân bằng.
- Sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ quá 38.5°C
Điều trị viêm phổi cộng đồng mức nặng
- Sử dụng kháng sinh Amoxicillin + Acid clavulanic: 1g ngày tiêm tĩnh mạch 3 lần kết hợp clarithromycin 500mg ngày uống 2 lần hoặc levofloxacin 750mg ngày uống 1 lần.
- Xem xét điều chỉnh thay đổi kháng sinh phù hợp dựa theo diễn biến lâm sàng hoặc kháng sinh đồ.
Vừa rồi là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc về bệnh viêm phổi cộng đồng. Mong rằng bạn có được thật nhiều sức khỏe cũng như dành thêm nhiều thời gian để tìm tỏi và đón đọc thêm kiến thức y học phục vụ cho bản thân.