“Viêm phổi có nên truyền nước không?” là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ, bên cạnh tác dụng bổ sung nước và các chất cần thiết, việc truyền nước cũng có thể gây ra một số biến đổi nhất định do áp lực trong cơ thể thay đổi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Viêm phổi có nên truyền nước không?
Đây là một trong những căn bệnh hô hấp rất dễ mắc phải ở mọi độ tuổi, đặc biệt là vào những ngày thời tiết thay đổi và chuyển mùa. Khi gặp phải căn bệnh này, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thậm chí là bỏ ăn. Vì thế, việc điều tiên mọi người nghĩ đến chính là truyền nước, truyền dịch để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này lại được các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng vì chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Vậy, viêm phổi có nên truyền nước hay không? Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì bạn không nên tự ý tiêm truyền để tránh gặp phải các nguy hiểm. Bởi lẽ, khi truyền dịch vào trong cơ thể, áp lực lên tim và phổi sẽ phần nào thay đổi, từ đó gây ra những biến chứng khôn lường. Đó là chưa kể việc truyền dịch không đúng cách sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Ví dụ, người bệnh khi truyền dịch có thể bị sốc do tốc độ chảy của dịch truyền quá nhanh, khiến cơ thể khó thở, toát mồ hôi, tụt huyết áp, mạch nhanh và gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu dây truyền hoặc môi trường xung quanh bị nhiễm khuẩn, người bệnh cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Nếu không khí lọt vào trong dây truyền do bất cẩn trong kỹ thuật truyền, khi đi vào trong lòng mạch, chúng sẽ khiến người bệnh bị tắc mạch phổi. Còn nếu khối lượng dịch truyền quá lớn, người bệnh lại dẽ bị phù phổi cấp do sự tăng cao quá mức áp lực lên tim và thận. Tất cả những điều kể trên đều là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời.
Thêm vào đó, ngay cả khi các kỹ thuật tiêm truyền được đảm bảo thực hiện chính xác, việc truyền nước cho người bị viêm phổi vẫn có thể khiến họ gặp phải các biến chứng. Nhất là với những người bệnh là người già, trẻ em hoặc người bị thận yếu, suy thận. Vì thế, các bác sĩ thường sẽ phải khám sàng lọc để chỉ định tiêm truyền cho hợp lý, giúp hạ chế các biến chứng xảy ra như sốc, phù não, tai biến mạch máu não,…
Chính vì những lý do đó, người bệnh không nên lạm dụng việc truyền nước. Bởi khi truyền dịch càng nhiều, tim sẽ càng phải hoạt động mạnh hơn, khiến cho huyết áp bị tụt giảm và có thể dẫn đến tử vong. Thông thường, với các trường hợp nhẹ, người bệnh có sốt nhưng không mất quá nhiều nước thì chỉ nên bổ sung lại bằng đường ăn uống. Đồng thời, tích cực chăm sóc người bệnh bằng cách cho ăn các loại hoa quả, nước trái cây, oresol,… để bù lại lượng chất điện giải và dinh dưỡng đã mất.
Khi nào người bệnh viêm phổi phải truyền nước?
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Viêm phổi có nên truyền nước không?” là có, nhưng cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các trường hợp mà bác sĩ chỉ định truyền là những ca mà người bệnh sốt quá cao, nôn quá nhiều hoặc tiêu chuayr, khiến cơ thể mất nước, kiệt sức hoặc người không thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật.
Tùy theo công dụng và mục đích của từng loại dịch truyền, người ta chia chúng loại dịch truyền khác nhau: Dịch truyền cung cấp dinh dưỡng, dịch truyền cung cấp nước-điện giải, và dịch truyền bù các chất đặc biệt (huyết tương, albumin, dịch cao phân tử,…). Mỗi loại dịch truyền sẽ được chỉ định trong các trường hợp cụ thể.
Ví dụ, với những người bệnh bị suy nhược hoặc sau phẫu thuật không thể ăn uống, không thể tiêu hóa được thức ăn, các bác sĩ sẽ yêu cầu truyền các dung dịch vitamin, glucoso, chất đạm, chất béo. Nếu người bệnh bị ói mửa, tiêu chảy, ngộ độc hoặc mất máu, mất nước thì chỉ định truyền nước-điện giải. Với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, cần bù gấp các lượng chất albumin và dịch tuần hoàn.
Một số lưu ý khi truyền nước cho người bệnh viêm phổi
Như đã nói ở trên, người bị viêm phổi có nên truyền nước không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Chúng ta không nên tự ý hoặc lạm dụng việc tiêm truyền, vì điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi truyền nước, bạn đọc cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Đầu tiên, bạn cần phải đảm bảo rằng các dụng cụ, thiết bị tiêm truyền và dịch truyền hoàn toàn vô khuẩn và sạch sẽ. Quá trình truyền nước nên được thực hiện một cách từ từ. Bởi nếu dịch truyền chảy quá nhanh thì sẽ gây ra hiện tượng sốc cho cơ thể. Sau khi truyền nước xong, cần khóa ngay van truyền lại để tránh máu chảy ngược lại ống truyền. Đồng thời, các kỹ thuật thực hiện khi truyền cần đảm bảo chính xác, khéo léo để tránh gây ra các biến chứng cho người bệnh. Muốn có được điều này, bạn đọc nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để truyền dịch.
Truyền nước khi bị viêm phổi là một kỹ thuật đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tùy ý tiêm truyền khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình truyền, nếu thấy cơ thể có bất cứ bất thường nào, ví dụ như ớn lạnh, khó thở, rét run, sưng phù, đau tức ngực,… cần báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được xử lý kịp thời.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin liên quan đến việc truyền dịch cho người bệnh. Qua bài viết, bạn đọc hẳn đã nắm rõ việc viêm phổi có nên truyền nước không. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!