Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không, bánh mì được tạo từ gì và các tác dụng có tốt với người bệnh dạ dày, đại tràng hoặc đường ruột không? Tất cả sẽ có trong nội dung của bài viết sau đây, kính mời độc giả cùng theo dõi.
Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?
Đại tràng là bộ phận quan trọng trong đường ruột, nhiều người thường gọi là ruột già, là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn, đồng thời chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Do đó, nơi đây thường là nơi khu trú của nhiều vi sinh vật nguy hại cho cơ thể.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ chỉ là những vết viêm nhỏ, một số người bệnh nặng hơn sẽ gặp phải các ổ loét thậm chí là xuất huyết đại tràng. Đại tràng khi gặp tình trạng viêm sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, quá trình đào thải bình thường không thể diễn ra, do đó, những chất cặn bã vẫn tồn đọng trong cơ thể tạo ra cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng có nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số tác nhân gây bệnh chính:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: do chế độ ăn uống mất vệ sinh, thói quen sử dụng các thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chưa nấu chín kỹ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây tổn thương cho đại tràng.
- Một số bệnh lý: bệnh Crohn, bệnh lao cũng sẽ gây viêm nhiễm cho đại tràng
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và đại tràng bị tiêu diệt.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng người bệnh cần hết sức chú ý về chế độ dinh dưỡng. Một thực đơn khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho đường ruột hoạt động hiệu quả, không gây thêm bất kỳ vết viêm nào cho đại tràng, từ đó, quá trình điều trị bệnh cũng diễn ra thuận lợi hơn.
“Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng tinh bột, axit amin, khoáng chất và protein cao có trong bánh mì có lợi cho đại tràng. Bên cạnh đó, kết cấu của bánh mì khá mềm so với các loại thực phẩm khác nên khá dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút dịch vị dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra với hàm lượng tinh bột cao, bánh mì còn giúp giảm tình trạng tiêu chảy, đi phân lỏng và suy nhược cơ thể ở người bệnh mãn tính.
Chính bởi những tác dụng trên mà các bác sĩ khuyên người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể bổ sung bánh mì vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo lượng gluten trong lúa mì có thể gây ra phản ứng bất lợi đối với người bị dị ứng lúa mì, dị ứng gluten, bệnh Celiac và hội chứng ruột kích thích.
Gluten có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Trong trường hợp này, bạn nên tránh sử dụng bánh mì và các chế phẩm từ lúa mì, thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các loại bánh mì không chứa gluten. Bởi vậy, người bị viêm đại tràng cũng cần xin ý kiến tham khảo của bác sĩ khi muốn bổ sung bánh mì vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Xem Thêm: Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang, khoai tây nhiều không?
Thành phần và tác dụng của bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn phổ biến, đặc biệt ở các nước phương Tây – quê hương của lúa mì. Bột mì kết hợp với các nguyên liệu được chế biến thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng của các đối tượng.
Bánh mì cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, trong đó thành phần Carbohydrates chiếm tỷ trọng lớn trong 1 chiếc bánh mì, là nguồn năng lượng không thể thiếu.
Bên cạnh đó, bánh mì mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe:
Tăng cường sức khỏe cho ruột: Trong bánh mì có nguồn chất xơ dồi dào, do đó rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đàn ông trên 50 tuổi cần 38g chất xơ mỗi ngày và phụ nữ là 25g. Do đó, bạn cần sử dụng 2 lát bánh mì mỗi ngày để đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ cho mỗi người.
Xem Thêm: Viêm đại tràng có uống được sữa ensure không, nên uống sữa và ăn sữa chua không?
Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.
Mang đến tác dụng giảm cân: Lượng calo trong bánh mì khá thấp, do đó, đây là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của những người giảm cân. Một số kiểm chứng về thực phẩm cho thấy thành phần tinh bột đối kháng của bánh mì chế biến từ hạt còn nguyên cám có thể giúp kiềm chế cảm giác đói bụng, kiểm soát được lượng đường trong máu và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Cải thiện tâm trạng: Cơ thể cần chất folate và axit folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh cần sử dụng 4 lát bánh mì mỗi ngày để đáp ứng 1/4 nhu cầu các dưỡng chất trên. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì có chứa vitamin E, vitamin B, phốt pho, magiê, sắt và kẽm có tác dụng tốt cho các chứng bệnh tinh thần, giúp cải thiện tâm trạng. Đặc biệt, lượng sắt cao có trong bánh mì cũng giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác, tự tin.
Tốt cho xương: Theo trang Read And Share, 4 lát bánh mì mỗi ngày cung cấp 164 mg canxi (tương tự 100g sữa chua) trong khẩu phần 800 mg canxi mỗi ngày mà cơ thể cần. Do đó, ăn bánh mì sẽ giúp tăng đáng kể lượng canxi cho xương.
Trên đây là những thông tin về Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không? Thành phần, tác dụng của bánh mì hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.