Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Nhiều người lựa chọn hình thức đi bộ để vận động, tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, liệu bộ môn này có phù hợp với những người đau nhức xương khớp, đặc biệt là thoái hóa vùng khớp gối. Cùng tìm hiểu trong bài viết để có thể tìm được lời giải đáp.
Đau khớp gối có đi bộ được không?
Đau khớp gối là tình trạng mà nhiều người mắc phải, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố tuổi tác, chấn thương, làm công việc nặng, hoặc cũng có thể đây là triệu chứng của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh muốn đi bộ để cải thiện tình trạng bệnh nhưng lo lắng điều này sẽ gây ra những áp lực cho đầu gối, khiến các cơn đau ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng đi bộ không chỉ mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe mà còn giúp xương dẻo dai hơn, tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng trước những tổn thương không đáng có. Khi duy trì được thói quen đi bộ mỗi ngày, bạn có thể nhận lại được nhiều tác dụng cụ thể như sau:
- Người bệnh đau khớp gối khi đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu trong đó có các mạch máu đến sụn khớp, thúc đẩy quá trình sản sinh các dịch khớp hỗ trợ bôi trơn cho các khớp hoạt động trơn tru hơn.
- Giúp tăng cường tính dẻo dai của các khớp xương, hạn chế chấn thương
- Giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực của cơ thể lên các khớp, gây đau
Bên cạnh đó, đi bộ là một trong những động tác hết sức nhẹ nhàng mà các chuyên gia y tế khuyên người bệnh xương khớp nên thực hiện. Việc đi bộ đúng cách sẽ giúp tình trạng đau đầu gối được chuyển biến hiệu quả. Ngược lại, nếu bạn lười đi bộ hay vận động sẽ khiến các khớp bị teo lại, có thể dẫn đến tình trạng liệt vĩnh viễn.
Một số lưu ý trong quá trình đi bộ giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối:
- Vận động kĩ trước khi đi bộ
- Những ngày đầu chỉ nên đi với cự li ngắn, sải bước nhẹ nhàng, không đi quá nhanh vì có thể dẫn đến chấn thương trong quá trình luyện tập.
- Khi cảm thấy đau, người bệnh cần dừng lại ngay
- Không đi bộ quá sớm hoặc quá muộn
- Thời gian mỗi buổi tập chỉ nên kéo dài từ 30 – 45 phút, có các đợt nghỉ ngắn để các khớp được thư giãn
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Tương tự như đau khớp gối, thoái hóa khớp gối cũng gây ra những cơn đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đây là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong, các vận động không thể diễn ra như bình thường.
Bên cạnh những cơn đau, người bị thoái hóa khớp gối có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như khớp kêu có tiếng lạo xạo, sưng khớp gối, nhất là vào buổi sáng. Nhiều người áp dụng phương pháp hút dịch khớp để cải thiện tình trạng sưng đau, nhưng dễ bị tái phát sau một vài ngày.
Căn bệnh này khiến người bệnh đi lại khó khăn cộng thêm suy nghĩ đi lại nhiều khiến tình trạng bệnh nặng hơn nên nhiều người khá e dè trong việc đi bộ. Tuy nhiên, đó là những nhận định sai lầm bởi khi vận động ít sẽ làm cho khớp gối kém linh hoạt hơn, tăng khả năng cứng khớp, dính khớp và biến dạng khớp.
Để hạn chế những biến chứng trên, người bệnh thoái hóa khớp gối nên đi bộ một cách hợp lý mỗi ngày. Bởi quá trình đi bộ đều đặn sẽ thúc đẩy dịch khớp được luân chuyển, giúp cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi tế bào sụn khớp, hạn chế những tổn thương. Bên cạnh đó, việc đi bộ còn giúp xương trở nên linh hoạt hơn, giảm cân hiệu quả nhằm giảm áp lực cân nặng đè nén lên khớp gối.
Xem thêm: Đau, thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho khớp gối?
Cũng giống như bệnh đau khớp gối, những người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ cũng cần lưu ý tốc độ đi, khoảng cách của các bước chân, khởi động trước khi luyện tập và có những khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Đi bộ bị đau khớp gối phải làm sao?
Trong trường hợp khi đi bộ bị đau khớp gối bạn nên dừng lại nghỉ ngơi, nếu là nguyên nhân cơ học bình thường, những cơn đau này sẽ biến mất ngay sau đó. Nhưng nếu những cơn đau này kéo dài vào những ngày sau đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau đầu gối khi đi bộ:
Dùng thuốc Tây
Người bệnh thoái hóa khớp gối ngoài việc đi bộ giúp cải thiện tình trạng bệnh thì việc sử dụng các loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,.. thường được sử dụng để cải thiện những cơn đau ngay lập tức. Với việc dùng các loại thuốc này, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu, tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nôn nao,.. một số khác thì đau trở lại sau khi hết thuốc.
Chữa đau gối bằng các bài thuốc dân gian
Phương pháp dân gian được truyền tai nhau sử dụng rộng rãi bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm, an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này chưa hề được kiểm chứng bởi khoa học do đó bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện theo.
Các bài thuốc Đông Y
Nhìn chung các bài thuốc Đông Y khá an toàn, không mang lại tác dụng phụ, nhưng không phải cơ địa nào cũng phù hợp với các loại thuốc này. Có những người chỉ sử dụng 1 – 2 liệu trình đã nhận thấy sự thay đổi nhưng cũng có người không nhận được bất kỳ tác dụng nào sau một thời gian sử dụng. Hiện nay, tình trạng giả mạo các bài thuốc Đông Y nổi tiếng gây nên những hoang mang và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn cần tìm đến những cơ sở Đông Y uy tín để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, bị đau có đi bộ được không hy vọng đã giúp quý độc giả giải đáp những băn khoăn bấy lâu nay. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các vấn đề này bạn có thể để lại ở phần bình luận bên dưới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.