Khô khớp gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người, trong đó chủ yếu là người cao tuổi, do khả năng tiết dịch của khớp gối gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy bệnh này nên ăn gì, uống thuốc gì và phải làm sao, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
Khô khớp gối đặc trưng với những tiếng lạo xạo, lục cục khi người bệnh vận động khớp gối. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau khớp, khiến người bệnh hạn chế các cử động. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng chủ yếu là người cao tuổi do khả năng sản sinh dịch khớp rất hạn chế.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do quá trình ăn uống thiếu chất, khiến sụn khớp không sản sinh kịp lượng dịch khớp phù hợp. Do đó, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học điều này cũng cải thiện bệnh khá hiệu quả.
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh khô khớp nên bổ sung thêm trong thực đơn hàng ngày:
Nhóm thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình tăng tiết dịch của sụn khớp, giúp cải thiện tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, thành phần này cũng mang lại tác dụng chống viêm, giảm sưng đau rất tốt. Người bệnh khô khớp có thể bổ sung các dưỡng chất này bằng việc ăn các loại thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi,… hạn chế tình trạng cứng khớp và thoái hóa khớp gối.
Rau có màu xanh đậm
Người bệnh khô khớp gối nên ăn những loại rau có màu xanh đậm không chỉ chứa nguồn canxi dồi dào mà còn có hàm lượng vitamin K khá lớn, tốt cho xương khớp, đặc biệt là những bệnh nhân bị khô khớp. Bạn có thể làm mới thực đơn hàng ngày bằng các loại rau xanh như cải thìa, cải xoăn, cải thìa, súp lơ, bắp cải,… với những cách chế biến khác nhau sẽ mang đến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho người bệnh.
Đậu bắp
Trong đậu bắp có rất nhiều chất nhờn, do đó đây là loại thực phẩm thực sự cần thiết trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp. Trong đó có các liên kết protein dạng lỏng, vitamin và canxi. Đồng thời polyphenol của đậu bắp cũng là một hợp chất chống oxy hóa giúp cung cấp đủ lượng dịch bôi trơn giải quyết tình trạng cứng khớp gối. Người bệnh khô khớp gối có thể nấu canh, xào, luộc hoặc uống nước đậu bắp ngâm qua đêm cũng sẽ giúp tăng cường chất dịch cho khớp.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa có chữa rất nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng như: canxi, photpho, kali, magie,… giúp nuôi dưỡng cấu trúc xương khớp khỏe mạnh, giảm đau, viêm hiệu quả.
Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh khô khớp gốiĐây cũng là một trong nhóm thực phẩm mà người bệnh gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là khô khớp nên sử dụng. Các loại ngũ cốc như: gạo lứt, lúa mì, yến mạch, mè, các loại đậu… giàu năng lượng nhưng ít chất béo nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng mà không lo cân nặng tăng ảnh hưởng đến bệnh khô khớp.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì?
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh khô khớp cũng cần phải kết hợp với các loại thuốc. Dưới đây là một số thuốc được nhiều người lựa chọn trong việc chữa bệnh khô khớp, bạn có thể tham khảo:
Thuốc Tây
Các loại thuốc giảm đau giúp cải thiện những cơn đau ngay lập tức, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều những loại thuốc này người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đau dạ dày,… ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Các bài thuốc dân gian
Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng do sự an toàn, lành tính vì hầu hết các nguyên liệu rất quen thuộc, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Cũng chính bởi vậy mà đây là phương pháp rẻ, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc chữa khô khớp gối này đều chưa được kiểm chứng bởi khoa học, do đó người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng để không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Thuốc Đông Y
Với cách chữa bằng các bài thuốc Đông Y, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian đủ dài mới nhận được hiệu quả. Một điểm cộng của phương pháp này là khá an toàn với sức khỏe người bệnh, không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây.
Xem thêm: Các thuốc tăng chất nhờn cho khớp gối không cần phải tiêm
Khô khớp gối và cách điều trị khác
Ngoài những phương pháp kể trên, nhiều người bệnh khô khớp gối cũng nhận được hiệu quả điều trị từ Bài thuốc An Cốt Nam. Theo đó, đây là thành quả nghiên cứu hơn 10 năm của đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền Tâm Minh Đường dựa trên sự kế thừa và phát huy của hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Ngoài ra, để phù hợp với cơ địa người Việt, các bác sĩ cũng đã gia giảm theo một tỷ lệ vàng các dược liệu quý như sâm ngọc linh, trư lung thảo, bý kỳ nam,… cùng các thảo dược được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đảm bảo tiêu chuẩn CO – CQ.
Các nguyên liệu sau khi được tuyển lựa kỹ càng sẽ trải qua một quy trình sơ chế, điều chế tỉ mỉ, trải qua hàng chục tiếng đồng hồ, qua nhiều lần chắt lọc để loại bỏ cặn bã, giúp cô đặc tinh túy các dược chất. Bên cạnh đó, với phương thức điều chế dạng cao lỏng sẽ giúp người bệnh hấp thụ nhanh mà không gây ảnh hưởng đến dạ dày. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cắt một đầu túi của sản phẩm, đổ vào một chiếc cốc cùng 150ml nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng.
Không chỉ vậy, tác động hiệu quả đến những bệnh nhân khô khớp gối còn nhờ vào sản phẩm cao dán được điều chế từ những nguyên liệu ấm nóng, giúp giảm cơn đau nhanh chỉ sau 30 phút sử dụng. Để tăng cường độ dẻo dai và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh cũng có thể thường xuyên luyện tập các động tác vật lý trị liệu, các bài tập theo hướng dẫn trong đĩa DVD và tờ giấy hướng dẫn tập được tích hợp trong bộ sản phẩm An Cốt Nam.
Chính bởi sự tác động toàn diện trong uống, ngoài dán, cho đến nay, An Cốt Nam đã trở thành sự lựa chọn của hơn 10 ngàn người bệnh xương khớp. Hiệu quả của sản phẩm cũng được nhiều bác sĩ chuyên khoa xương khớp đánh giá cao và khuyên dùng.
Trên đây là những thông tin về khô khớp gối nên ăn gì, uống thuốc gì và phải làm sao bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, để hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.