Trẻ bị ho là tình trạng không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh chăm con nhỏ. Tuy nhiên điều khiến họ lo lắng, sốt ruột hơn cả chính là bé ho có đờm lâu ngày không khỏi. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo phát sinh nhiều bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cần được thăm khám cũng như chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi là gì và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
Với đội tuổi từ 1 – 5 thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên đương nhiên cơ địa bị nhạy cảm, sức để kháng yếu kém hơn người bình thường. Do vậy dễ mắc phải những bệnh lý có liên quan đến hô hấp. Bên cạnh triệu chứng ho khan, ho gió thì ho có đờm mãi không khỏi cũng ảnh hưởng nhiều đến hô hấp, sinh hoạt hàng ngày của con. Chúng luôn thấy có vật gì đó vướng ở cổ họng làm khó nuốt, khó thở và mệt mỏi.
Thêm nữa tình trạng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi còn đi kèm cả với dấu hiệu của đường hô hấp điển hình như sổ mũi, sốt, thở khò khè,… Theo đó bệnh thường xuất phát bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
Ho có đờm kèm sổ mũi lâu ngày
Triệu chứng này khá phổ biến ở trẻ em và có tính khởi phát mạnh ngay khi thời tiết giao mùa hay thay đổi đột ngột. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho cơ thể dễ suy nhược, khó thở, kém ăn, quấy khóc,… Theo như chuyên gia đầu ngành nhận định, ho có đờm kèm sổ mũi thường mắc phải do những bệnh lý sau:
- Viêm phế quản: Dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là ho có đờm xuất phát từ việc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, không gian ô nhiễm và ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho virus hợp bào tấn công. Trẻ bị ho lâu ngày có đờm do viêm phế quản phần đờm màu trắng đục, màu vàng, xanh và kèm theo sổ mũi.
- Viêm khí quản: Căn bệnh này khởi phát khi mà vi khuẩn, virus tấn công vào trong cổ họng. Từ đó lây lan mạnh mẽ khiến khí quản sưng đỏ, thu hẹp lại. Phụ huynh để ý sẽ thấy lúc ho trẻ phát ra tiếng chát chúa và khô.
Ho có đờm kèm thở khò khè lâu ngày
Ho có đờm lâu ngày kèm theo chứng thở khò khè xảy ra khi mà phế quản đến quản ngực bị tắc nghẽn, xuất phát từ một trong các bệnh lý nguy hiểm như:
- Hen suyễn: Phế quản bị co thắt đột ngột do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn. Khi đó, cơ thể phản ứng bằng cách ho để giảm bớt khó chịu vùng cổ họng. Hen suyễn biểu hiện điển hình là chứng ho lâu ngày mãi không khỏi, ho có dịch màu trắng công với chứng thở khò khè, khó thở.
- Viêm phổi: Xảy ra khi mô kẽ và phế nang ở phổi đã bị nhiễm trùng. Ngay khi vi khuẩn, virus tấn công thì phế nang lại càng tiết ra nhiều dịch hoặc mủ gây tắc nghẽn cũng như cản trở quá trình khí lưu thông. Nếu không được phát hiện cũng như chữa trị đúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như tràn dịch phổi, áp xe phổi,…
Ho có đờm ra máu
Nếu bé ho có đờm lâu ngày không khỏi và còn xuất hiện máu thời gian dài, đặc biệt gặp nhiều vào sáng sớm thì nguyên nhân chủ yếu do hô hấp đã bị tổn thương rồi khởi phát lên các chứng bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm mũi,… Theo đó, niêm mạc họng dễ sưng đỏ rồi ứ máu và khi trẻ ho sẽ làm cho mạch máu vỡ đi ra ngoài kèm dịch đờm.
Ho có đờm không bị sốt
Đây là phản ứng bình thường của cơ thể để loại bỏ hết dị vật và dịch nhầy ra bên ngoài, ít liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên nó lại là dấu hiệu nhận biết của một vài bệnh lý điển hình như:
- Dạ dày thực quản trào ngược: Nếu bé dung nạp nhiều thức ăn khó tiêu hóa thì sẽ xuất hiện trào ngược dạ dày thực quản và ngay lập tức khởi phát các cơn ho sau ăn, lúc nằm xuống cộng thêm biểu hiện ợ nóng, nôn mửa.
- Hen phế quản: Cơn ho xuất phát do bị hen phế quản xuất hiện thường xuyên liên tục. Từ ho rít nhẹ cho đến có xu hướng tăng dần khi đêm xuống.
>>> Xem thêm: Trẻ ho có đờm nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp nhanh khỏi bệnh?
Bé ho có đờm lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Ngay khi nhận biết trẻ có dấu hiệu bé bị ho có đờm thì ngay lập tức phụ huynh cần đưa chúng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân khởi phát và đưa ra hướng khắc phục phù hợp và an toàn nhất. Điển hình có một số cách sau đây:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Căn cứ theo nguyên nhân khởi phát, mức độ bệnh nặng nhẹ, khả năng đáp ứng chữa trị và độ tuổi thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Bao gồm:
- Thuốc làm loãng đờm: Guaifenesin, Natri Benzoat và Terpin Hydrat,…
- Thuốc hỗ trợ giáng dịch đờm: Carbocistein, Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,…
Nhưng dù có áp dụng loại thuốc nào đi chăng nữa thì cha mẹ cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Đồng thời tránh dùng kết hợp thuốc làm long đờm với thuốc ức chế các cơn ho cùng một lúc vì rất dễ phát sinh ra phản ứng xấu.
Áp dụng mẹo chữa ho có đờm dân gian tại nhà
Bên cạnh áp dụng thuốc Tây y dễ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe thì cha mẹ cũng có thể lựa chọn thực hiện các bài thuốc trị ho có đờm lâu ngày cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên để nhanh chóng khắc phục triệu chứng bệnh hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này chính là độ an toàn cao, lành tính, ít tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí và thực hiện được tại nhà.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Chính thành phần của rau diếp cá có tác dụng chính trong việc thanh lọc và làm mát cơ thể, chống viêm nhiễm kết hợp cùng nước vo gạo cải thiện ho có đờm lâu ngày hiệu quả cho bé. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị gồm 7 – 10 lá rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo
- Mang lá diếp cá đi rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất tầm 15 phút và rửa lại bằng nước sạch thêm lần nữa.
- Giã thật nhuyễn diếp cá, trộn đều cùng nước vo gạo và bật bếp đun sôi khoảng 20 phút trên lửa nhỏ.
- Cuối cùng dùng khăn mỏng lọc lấy phần nước cốt, chờ nguội thì cho trẻ uống
Lá húng chanh trị ho có đờm lâu ngày ở trẻ
Lá húng chanh có tác dụng cải thiện ho có đờm nhanh chóng và hiệu quả. Với thành phần chính giúp kháng viêm nhiễm, dịu cổ họng cũng như kiểm soát dễ dàng cơn ho. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm húng chanh, 1 ít đường phèn
- Húng chanh rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng rồi thái nhỏ và trộn cùng đường phèn.
- Đem hỗn hợp đi hấp các thủy tầm 15 phút là được. Sau đó để nguội rồi cho bé uống ngày 2 lần để lợi phế, giảm ho, tiêu đờm.
Gừng, tỏi và đường nâu
3 dược liệu này có đặc tính chung là hỗ trợ trong việc cải thiện các cơn ho, đặc biệt là ho có đờm mãi không khỏi nhờ sở hữu hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm vượt trội. Cách thực hiện theo các bước như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Vài lát gừng tươi, 2 – 3 tép tỏi, nước lọc và 1 miếng đường nâu
- Cho tất cả vào nồi, đổ thêm nước lọc vừa đủ vào, bật bếp đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt đi.
- Chờ hỗn hợp này nguội thì lọc lấy phần nước cốt để uống, ngày 1 lần
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những thông tin có liên quan đến triệu chứng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi. Hy vọng đã cung cấp các quý phụ huynh kiến thức hữu ích nhất để từ đó biết cách chủ động nhận biết, chữa trị cũng như phòng ngừa phù hợp cho con yêu của mình. Chúc bé có thật nhiều sức khỏe!