Trẻ ho có đờm nên ăn gì lâu nay là nỗi băn khoăn của không ít bậc phụ huynh. Bởi chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý thực đơn cho các bậc phụ huynh để đem đến hiệu quả trị ho nhanh chóng nhất cho các bé.
Trẻ ho có đờm nên ăn gì?
Tình trạng ho có đờm kéo dài khiến các bé suy giảm sức khỏe, đồng thời ảnh hưởng đến tâm trạng chung của các bậc cha mẹ. Để sớm chấm dứt các cơn ho này, cha mẹ nên lựa chọn cho con em mình các loại thực phẩm phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cho bữa ăn của trẻ khi bị ho có đờm.
Củ cải trắng
Củ cải trắng là loại rau củ bổ dưỡng, cũng là vị thuốc ho thường xuyên được sử dụng trong dân gian. Đối với trẻ em bị ho có đờm, việc ăn củ cải trắng sẽ đem đến tác dụng tiêu đờm, thanh mát cơ thể, giảm ho vô cùng hữu hiệu. Ngoài ra, loại rau củ này cũng chứa nhiều chất xơ, nước, hàm lượng dinh dưỡng cao: vitamin C, vitamin B3, sắt, magie, kali, protein… Đây đều là các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
Cải cúc
Bên cạnh củ cải trắng, rau cải cúc cũng là sự lựa chọn hợp lý cho trẻ đang bị ho khan, ho có đờm. Trong Đông y, cải cúc là loại rau có vị thơm mát, ngọt nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm ho tiêu đờm rất tốt. Với rau cải cúc, bố mẹ có thể chế biến thành các món canh, súp hoặc nấu cháo để trẻ ăn. Có thể kết hợp thêm cải cúc và gừng nấu canh hoặc cải cúc và mật ong hấp cách thủy để tăng hiệu quả trị ho nhanh hơn. Món canh từ cải cúc thơm ngon, thanh mát dễ ăn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của các bé.
Mật ong
Từ lâu, mật ong đã là nguyên liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc trị ho, viêm phế quản trong dân gian. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong mật ong nguyên chất còn chứa nhiều antioxidant, có tính kháng viêm, tiêu đờm hiệu quả. Không những có khả năng kháng khuẩn, mật ong còn chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào các axit amin, vitamin, đạm… Các mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn mật ong để diệt khuẩn, tăng cường đề kháng chữa ho nhanh chóng.
Các món súp và cháo
Đối với trẻ ho có đờm, cổ họng khô rát, lời khuyên cho các mẹ là nên nấu các món súp, cháo, các đồ ăn mềm cho bé. Khi bị ho nhiều, xuất hiện đờm, niêm mạc cổ họng của bé bị khô và tổn thương, khó khăn trong việc nhau nuốt các loại thực phẩm thông thường. Lúc này việc ăn cháo và súp là sự lựa chọn đúng đắn. Hãy nấu kèm cháo và súp với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như như thịt, cà rốt, nấm, rau xanh… Đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bé chống lại bệnh tật.
Dầu oliu
Không phải ai cũng biết dầu oliu là nguồn dưỡng chất rất tốt cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị ốm, ho. Trong dầu oliu có chứa chất béo không bão hòa, nguồn chất béo này hoàn toàn không gây hại, thậm chí đem đến khả năng kháng viêm hữu hiệu. Đối với trẻ bị ho, việc tăng cường sử dụng chất béo lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và chống lại vi khuẩn hiệu quả hơn.
Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm được khuyến khích, trẻ cũng cần tránh ăn các loại đồ ăn độc hại, dễ khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh khi trẻ ho có đờm.
Sữa đặc
Sữa đặc có thể là tác nhân khiến lượng đờm nhầy trong cổ họng của bé nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi trong sữa đặc có chứa hàm lượng đường rất lớn, có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên trong số các loại sữa, trẻ vẫn có thể ăn sữa chua bởi chế phẩm này có chữa vi khuẩn có lợi, giúp nâng cao sức đề kháng hữu hiệu.
Đồ cay nóng, đồ mặn
Đồ cay nóng, nhiều chất béo được coi là “kẻ thù” của bệnh ho và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Khi đưa các loại thực phẩm cay nóng vào cơ thể, cổ họng dễ bị kích ứng dẫn đến các cơn ho dữ dội hơn. Bên cạnh đó, muối và đồ ăn quá mặn cũng có thể khiến tình trạng sưng viêm, ho có đờm trở nên nặng hơn. Các loại thực phẩm này cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Hải sản
Các loại hải sản có vỏ cứng, dễ gây dị ứng cho niêm mạc cổ họng đều không được khuyến khích cho các bé. Dù loại thực phẩm này rất thơm ngon bổ dưỡng, tuy nhiên các mẹ cần cân nhắc kỹ càng để tránh khiến tình trạng ho của bé trở nên tồi tệ hơn.
Các loại rau củ có chất nhầy
Các loại rau củ có chứa nhiều chất nhầy cũng có thể làm tăng lượng đờm nhầy trong cổ họng của trẻ. Một số loại rau củ nên hạn chế ăn có thể kể đến như: củ từ, củ khoai sọ, rau đay, rau mồng tơi… Lời khuyên cho các cha mẹ là nên thay thế các loại rau củ này bằng các loại rau khác nhiều chất xơ, ít chất nhầy hơn cho các bữa ăn hàng ngày.
Nước có gas, nước ngọt
Nước có gas, nước ngọt là đồ uống được nhiều người yêu thích, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên trên thực tế, loại đồ uống này không hề tốt cho cơ thể khi mắc tình trạng ho. Trong các thức uống có gas thường chứa nhiều đường, các chất phụ gia độc hại dễ gây ra phản ứng khi đưa vào cơ thể. Đặc biệt khi tiếp xúc với cổ họng, đồ uống có gas ngọt dễ dàng gây ra các phản ứng khiến tình trạng ho dữ dội hơn.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho các bậc phụ huynh thực đơn để giúp giảm ho hữu hiệu. Các bậc cha mẹ không còn băn khoăn trẻ ho có đờm nên ăn gì mỗi ngày nữa. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, đừng quên áp dụng các biện pháp khác để chữa ho như giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước, sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian…