Viêm họng ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng, cần được kiểm soát và điều trị sớm. Nguyên nhân viêm họng ở trẻ sơ sinh là do đâu? Cách điều trị và phòng tránh bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên chi tiết nhất.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng nguyên nhân do đâu?
Viêm Amidan
Amidan được biết đến như hàng rào miễn dịch ở trong vòm họng. Tình trạng viêm Amidan xảy ra khi Amidan bị các vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công. Viêm Amidan có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi bị viêm Amidan, trẻ thường có những dấu hiệu như:
- Phát âm nghe nặng nề, thở khò khè.
- Biếng ăn khó nuốt.
- Chảy nhiều nước bọt hơn so với ngày thường.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Cổ họng ửng đỏ.
Cảm lạnh
Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc và bảo vệ chu đáo. Khi trẻ bị nhiễm lạnh thường kèm theo triệu chứng viêm họng, ho, sốt, biếng ăn, quấy khóc,… Theo thống kê, trẻ sẽ mắc từ 7 – 8 đợt nhiễm lạnh trong khoảng 12 tháng vừa sinh. Lý do chính là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện.
Nếu bé bị cảm lạnh, bố mẹ nên thu xếp công việc và chăm sóc bé cẩn thận. Nếu không được điều trị kịp thời, cơn cảm lạnh có thể tấn công vào hệ thống hô hấp, làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Bệnh tay chân miệng
Những bé dưới 5 tuổi thường rất dễ mắc các bệnh về tay, chân, miệng. Dấu hiệu thường thấy của bệnh này bao gồm: Sốt, đau miệng, viêm họng ở trẻ sơ sinh, nổi mụn nước đỏ bên trong miệng, viêm loét,… Những điều này có thể gây cản trở việc bé nuốt thức ăn và nước bọt.
Ngoài ra, khi bệnh tay chân miệng nặng, mụn nước sẽ lan sang các bộ phận như: Xung quanh miệng, tay, chân, mông,…
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên khi điều trị khỏi, bố mẹ vẫn cần cẩn thận vì các virus tay chân miệng vẫn có thể xuất hiện trong các đồ vật và không khí xung quanh.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Nếu gặp tình trạng viêm đau họng liên cầu khuẩn bé sẽ gặp các cơn đau khó chịu, sốt cao, sưng amidan, sưng hạch bạch huyết,… Đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Hướng điều trị và phòng tránh viêm họng ở trẻ sơ sinh
Giữ phòng thông thoáng hoặc trang bị máy lọc không khí
Việc giữ cho phòng sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, dễ thở hơn. Ngược lại, phòng bí, nóng, mùi ẩm mốc khó chịu sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên trang bị máy tạo độ ẩm tự nhiên, độ ẩm thấp cũng rất dễ khiến bé bị nghẹt mũi.
Lưu ý, cần vệ sinh máy tạo độ ẩm mỗi ngày để ngăn vi khuẩn, virus bám vào bên trong máy gây bệnh về đường hô hấp.
Dùng thiết bị hút mũi
Trẻ nhỏ thường không thể tự để xì mũi ra bên ngoài. Do đó, bạn nên dùng dụng cụ hút mũi để ngăn đờm, dịch nhầy làm tắc đường hô hấp khiến bé khó thở. Bên cạnh đó, khi dùng đồ hút mũi, bạn nên nhỏ nước muối loãng vào mũi trước. Nước muối có thể làm loãng dịch đờm và giúp việc hút mũi dễ dàng hơn mà không bị tổn thương.
Làm mát cổ họng cho bé
Nếu bé bị sốt, nóng cổ họng, bạn có thể đắp khăn mát ở vùng cổ để xoa dịu cơn đau và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Cho trẻ uống nước
Khi trẻ bị viêm họng, bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho bé, có thể thêm nước chanh và mật ong. Ngoài ra, mẹ nên hầm gà và cho bé uống nước canh hầm để tăng sức đề kháng hiệu quả. Quan trọng nhất là mẹ cần đảm bảo bé uống nước ấm, tránh nước lạnh gây viêm đường hô hấp.
Cho bé súc miệng với nước muối
Mẹ nên tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng vòm họng hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Đối với bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh, gia đình nên hướng đến các phương pháp không sử dụng thuốc. Nếu trong tình trạng viêm đau họng lâu nặng, bạn có thể cho bé dùng thuốc theo liều dùng và chỉ định của bác sĩ.
Viêm đau họng ở trẻ sơ sinh thường kèm theo biểu hiện sốt nên bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc hạ sốt cho bé. Đối với bệnh do vi khuẩn, virus gây nên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc kháng sinh cần thiết.
Để trẻ nghỉ ngơi
Tình trạng viêm họng có thể kèm theo sức khỏe giảm sút rõ rệt. Trong tình huống này, bố mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi và không nên làm phiền giấc ngủ của bé.
Nếu bé quấy khóc, gia đình nên tìm cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Khóc quá nhiều có thể khiến dịch nhầy tiết ra và làm chặn đường hô hấp của bé, gây khó thở.
Phòng tránh viêm họng ở trẻ sơ sinh
Trên thực tế, rất khó để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng viêm đau họng của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do cơ địa của trẻ sơ sinh còn yếu, dễ nhiễm lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, gia đình có thể hạn chế nguy cơ xảy ra viêm họng ở bé bằng những lưu ý sau:
- Không nên đưa trẻ đến chỗ đông người.
- Giữ khoảng cách giữa bé và những người có dấu hiệu cảm lạnh, viêm đau họng, ho,…
- Thay bàn chải đánh răng cho bé thường xuyên.
- Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ cá nhân, đồ chơi, chăn màn, quần áo cho bé,…
- Giữ không gian trong nhà thông thoáng, dọn dẹp thường xuyên.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
- Bố mẹ cần tắm rửa, vệ sinh tay trước khi bồng bế trẻ.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất dễ xảy ra hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn biết cách để điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất. Nếu bé bị bệnh dai dẳng, không dứt, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.