Bé ho có đờm thở khò khè là dấu hiệu của những bệnh lý hệ hô hấp nào và phải làm sao để phòng ngừa hiệu quả cho con? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin từ bài viết dưới đây.
Trẻ ho có đờm thở khò khè dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường, tình trạng ho có đờm ở trẻ xuất phát từ bệnh lý đường hô hấp như viêm họng cảm lạnh, cảm cúm,… Đồng thời, chúng còn đi kèm cùng với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp dưới cụ thể như:
- Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra tại các tiểu phế quản phổi. Bệnh thường khởi phát ở trẻ độ từ 3 đến 6 tháng tuổi và xảy ra phổ biến ở trẻ < 2 tuổi.
Do vai trò chính của tiểu phế quản là lữ thông không khí, đưa oxy đi vào phổi, vậy nên nếu bị viêm, các bé thường có hiểu hiện rõ rệt tại đường thở, cụ thể là triệu chứng ho có đờm, khó thở, thở khò khè. Cùng với đó là các dấu hiệu khác như ho, sổ mũi, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
Bệnh ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời và để xảy ra các diễn biến nặng thì nguy cơ bé bị tím tái do thiếu oxy, chán ăn, bỏ bú và các biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp,… có khả năng tăng cao.
- Viêm phế quản
Viêm phế quản là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm khuẩn gây tổn thương tại niêm mạc phần ống phế quản, tạo ra hàng loạt triệu chứng ở trẻ và điển hình trong đó là ho có đờm, thở khò khè, ho khan. Hiện nay, theo thống kê thì tỷ lệ người mắc viêm phế quản đang có xu hướng tăng cao do các tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, H. influenzae hoặc do cuộc sống sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh.
Ngoài ra, bệnh còn kèm theo biểu hiện mệt mỏi cơ thể, khó thở, sốt nhẹ. Viêm tiểu phế quản được xem là bệnh lý đường hô hấp có xác suất mắc cao ở trẻ, tuy nhiên đa số chúng thường có khả năng khỏi nhanh sau khi áp dụng điều trị. Tuy nhiên, nếu có tâm lý chủ quan và không chữa bệnh kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ con bị viêm thể mạn tính hoặc dẫn tới viêm phổi.
- Viêm phổi khiến trẻ ho có đờm thở khò khè
Là bệnh do nhiễm trùng các phế nang và mô kẽ tại phổi gây nên. Viêm phổi thường có xu hướng xảy ra ở trẻ nhỏ là bởi giai đoạn này, hệ miễn dịch của các con còn non yếu, dễ có khả năng tấn công.
Sau khi xâm nhập vào các phế nang, các vi khuẩn, virus hay nấm sẽ khiến dịch tiết gia tăng và cùng với đó là các triệu chứng gồm sốt cao, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho có kèm mủ hoặc đờm, cơ thể ớn lạnh và tiêu chảy. Viêm phổi được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy nguy cơ bị nhiễm trùng máu, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi ảnh hưởng tới tính mạng.
- Hen phế quản
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn, bệnh xảy ra do trẻ bị dị ứng, vận động quá sức, nhiễm khuẩn,… khiến đường thở bị co thắt hay do viêm phế quản. Hen được nhận biết bởi một vài dấu hiệu đặc trưng như thở dốc, nhanh, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè và kèm ho có đờm ở trẻ.
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa lý giải được nguyên nhân nào dẫn đến mắc hen suyễn. Vì vậy mà bệnh không có biện pháp nhằm điều trị dứt điểm hoặc không có tái phát. Để bảo đảm quá trình hô hấp cho trẻ các bác sĩ chỉ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc nhằm cắt cơn dị ứng và chống viêm.
- Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng là một bệnh lý khiến trẻ hình thành triệu chứng ho có đờm, thở khò khè. Nguyên nhân chính là do niêm mạc hô hấp bị kích thích bởi các dị nguyên, bệnh có thể kèm tình trạng tiết dịch, sưng, ngứa mũi. Tuy nhiên, nếu so sánh với các bệnh lý trên thì viêm mũi dị ứng là bệnh ở mức độ nhẹ và có thể khỏi nhanh chóng.
- Các bệnh lý khác
Ngoài ra, nếu trẻ bị ho có đờm và thở khò khè thì cha mẹ cũng có thể nghĩ đến một số bệnh khác như lao phổi, phù phổi, có dị vật đường thở.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm thở khò khè
Có thể kể tới một số nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ hay bị thở khò khè và ho có đờm như:
- Yếu tố thời tiết thay đổi, đặc biệt là lúc giao mùa hoặc trời lạnh. Lúc này, các tiểu phế quản, phế quản phổi thường dễ có nguy cơ bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus ngoài môi trường.
- Do các bệnh lý đường hô hấp
- Do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên cho trẻ ăn đồ chiên rán, cay nóng hoặc uống quá nhiều nước đá khiến cho cổ họng bị tổn thương gây viêm, sưng khó chịu. Đồng thời, nếu không vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp cho con bằng các dung dịch hoặc nước muối loãng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Bé ho có đờm thở khò khè phải làm sao?
Như đã biết thì khi trẻ có triệu chứng ho có đờm, thở khò khè thì tức là con đang ở mức độ bệnh nghiêm trọng. Bởi vậy, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp điều trị hoặc cho con đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ
Bên cạnh đó, phu huynh có thể kết hợp với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như vệ sinh tai mũi họng thường xuyên, chườm khăn mát vào cổ họng trẻ, giữ ấm cơ thể vào mùa đông, cho con uống nhiều nước, vitamin, bổ sung các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn.
Đồng thời, hãy khuyến khích con vận động và chơi đùa nhằm tăng cường thể trạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động chích ngừa bệnh đường hô hấp bằng vắc xin hoặc tham khảo và áp dụng các bài thuốc dân gian giúp trị ho có đờm từ mật ong, chanh, gừng,… giúp hỗ trợ giảm tình trạng ho kèm đờm, thở khò khè cho con.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc về tình trạng bé ho có đờm thở khò khè cùng hướng khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho con.