Đau họng không ho không sốt là một triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh lý ở đường hô hấp. Thông thường, đau rát họng thường đi kèm với các biểu hiện như sốt, ho khan, ho có đờm… Vì thế, khi bị gặp phải tình trạng này thì nhiều người thắc mắc không biết nguyên nhân do đâu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân và cách điều trị bệnh.
Nguyên nhân đau họng không ho không sốt
Đau họng không ho không sốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân do các bệnh lý bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
- Viêm họng hạt: Viêm họng hạt là một căn bệnh hô hấp xảy ra ở rất nhiều người hiện nay. Bệnh gây viêm nhiễm vùng quanh cổ họng, xuất hiện các hạt nhỏ li ti trong cổ, bệnh có sự tiến triển âm thầm và khó điều trị dứt điểm. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng hạt như mệt mỏi, đau họng, khan tiếng, chảy nước mũi, đau rát cổ họng. Căn bệnh này hiếm khi gây ra triệu chứng sốt hay ho.
- Bị cảm lạnh: Cảm lạnh là một căn bệnh thường gặp ở nhiều người hiện nay, thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa. Người bị bệnh cảm lạnh thường có các biểu hiện như xì mũi, hắt hơi, cảm lạnh và không có triệu chứng ho hay sốt.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh ở đường tiêu hóa gây ra triệu chứng sưng viêm niêm mạc họng, đau dạ dày… Người bệnh thường đối mặt với các biểu hiện như đau rát vùng họng, khô cổ, khó nuốt và hoàn toàn không có triệu chứng sốt hoặc ho.
- Khối u ở khu vực thực quản: Khối u thực quản gây đau rát họng là một bệnh lý ít gặp nhưng không loại trừ trường hợp này. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát họng, khó nuốt thức ăn, khan tiếng và hầu như không gây ho, sốt.
- Sỏi amidan: Các canxi dư thừa trong cơ thể lắng đọng lại làm hình thành sỏi ở khu vực amidan.. Khi chưa có sự tấn công của vi khuẩn thì người bệnh không bị sốt hoặc ho. Mà chỉ có một số triệu chứng như đau đớn cổ họng, hôi miệng, nghẹn ở cổ khi nuốt. Khi bị căn bệnh này thì người bệnh cần điều trị sớm và không được chủ quan vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể.
Bên cạnh các bệnh lý gây đau họng không ho không sốt, tình trạng này có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như sau:
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm: Môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm hệ hô hấp khiến bạn bị bệnh đau rát họng kéo dài, nhưng không sốt và ho. Cụ thể, bạn thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, chất đốt, hóa chất thì chất lượng không khí suy giảm và gây ra nhiều bệnh lý.
- Ăn uống nhiều đồ lạnh: Thường xuyên ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ gây kích ứng ở khu vực niêm mạc cổ họng và gây đau nhức cổ. Đây là tình trạng không có nặng nề nên không gây triệu chứng ho và sốt. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn uống thực phẩm quá lạnh vì về lâu dài có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở cổ họng.
- Nói nhiều: Do tính chất công việc bắt buộc bạn phải giao tiếp thường xuyên và nói liên tục cũng là nguyên nhân gây đau họng. Thanh quản lúc này phải hoạt động quá mức nên bị tổn thương nhưng không gây ho và sốt. Để giảm bớt tình trạng này thì bạn nên giảm tần suất nói và thường xuyên nghỉ ngơi.
Hướng điều trị đau họng không ho không sốt
Đau rát họng không ho không sốt điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Do vậy, nếu trong trường hợp bị bệnh nặng, người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể khắc phục tình trạng này như sau:
Uống thuốc Tây y
Uống thuốc Tây y là hướng điều trị bệnh hiệu quả và được nhiều người áp dụng hiện nay. Tùy vào mức độ bệnh và nguyên nhân do đâu, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Trong đó, phổ biến nhất là các loại thuốc có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, giúp giảm đau họng hiệu quả.
Khi uống thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng liều lượng quy định, không tự ý lạm dụng hoặc bỏ liều uống. Bởi thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ và không phát huy công dụng điều trị bệnh tối đa.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng cỏ mực trị viêm họng tại nhà an toàn và hiệu quả
Điều trị đau họng tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể tự điều trị bệnh tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ như sau:
- Súc miệng với nước muối: Súc nước muối là một cách kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả cho vùng niêm mạc họng hầu. Vì nước muối có tính chất kháng khuẩn cao, giảm sưng viêm, đau nhức và loại bỏ chất nhầy ở cổ họng. Mỗi ngày, bạn dùng nước muối súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy để làm sạch vùng niêm mạc cổ họng.
- Uống nước ấm: Một trong những cách giúp bạn giảm viêm họng hiệu quả là uống nước ấm. Uống nước ấm có tác dụng làm dịu nhẹ vùng nhẹ niêm mạc họng hầu, giảm đau ngứa họng. Mỗi ngày bạn có thể uống khoảng 1,5 lít nước ấm là được.
- Uống nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong là hai loại dược liệu có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, kháng khuẩn trong cổ họng. Khi sử dụng hai dược liệu này, các cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Bạn thực hiện bằng cách pha 2 thìa nghệ và 2 thìa mật ong vào 250ml nước, khuấy đều lên và uống trước bữa ăn mỗi ngày 2 lần là được.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn nguyên nhân và cách điều trị đau họng không ho không sốt hiệu quả. Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến trong tình trạng nặng thì người bệnh cần đến bệnh viện để có sự can thiệp và chăm sóc kịp thời từ y tế.