Hội chứng đông đặc phổi xuất phát bởi nhu mô phổi, chẩn đoán phát hiện được bằng chụp X-quang hoặc lâm sàng. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc phải. Vậy đây là căn bệnh gì gì? Có độ nguy hiểm ra sao và hướng chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về hội chứng đông đặc phổi là gì?
Ở trạng thái bình thường, nhu phổi xốp nhưng với một vài trường hợp khác tỷ trọng nhu phổi bị tăng lên tại một vùng nhỏ hoặc vùng lớn gọi là hội chứng đông đặc phổi. Theo đó đây là bệnh lý ở 2 bên thùy phổi, thay vì bên trong phế nang là khoảng không cho không khí mang oxy đi nuôi dưỡng các tế bào thì nó lại xuất hiện dịch tiết, xung huyết từ phế nang xuất ra.
Xét theo sinh lý học giải phẫu cơ thể con người thì phổi của chúng ta chia ra thành 2 lá, mỗi lá có các thùy phổi nhất định, còn trong mỗi thủy phổi có các ống phế quản phổi kết nối cùng ống phế nang, cuối cùng sẽ là phế nang phổi. Tất cả nhằm mục đích thanh lọc oxy cho máu và đảm bảo có được lượng oxy sạch nhất đi nuôi cơ thể.
Một khi nhu mô phổi gặp tổn thương, phế nang trong đó viêm nhiễm thì thường xuất hiện xung huyết, bắt đầu tiết ra dịch đi đến các khoang chứa oxy rồi khiến cho phế nang có biểu hiện nặng hơn mức bình thường, tỷ trọng tăng đáng kể nên người ta gọi đó là đông đặc phổi.
Nói cho dễ hiểu hơn bằng một thực nghiệm đơn giản đó là cắt 1 phần phổi ở cả 2 bên rồi bỏ vào trong chậu nước. Nếu phổi bình thường không gặp vấn đề gì thì chắc chắn sẽ nổi lên mặt nước nhờ chứa nhiều không khí trong phế nang. Còn ngược lại phổi có dấu hiệu đông đặc sẽ bị chìm xuống bên dưới do không khí giảm mà dịch tiết ra lại nhiều khiến khối lượng nặng hơn đôi chút.
Hội chứng đông đặc phổi có nguy hiểm không?
Để biết được bệnh lý này có nguy hiểm hay không thì còn phải căn cứ vào nguyên nhân hình thành thì mới kết luận được. Bởi vì hội chứng này chỉ là biểu hiện của một căn bệnh nào đó nên nguy hiểm hay không còn phải xét căn nguyên bệnh mà họ mắc phải. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì bệnh xảy ra ở một trong các cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất cơ thể nên dù là bệnh gì khiến hội chứng hình thành thì đều nguy hiểm nếu không đánh giá chính xác.
Như đã đề cập có nhiều nguyên nhân hình thành triệu chứng đông đặc phổi nhưng xét theo các cuộc khảo sát thì sẽ có 5 nguyên nhân chính gây hình thành hội chứng này bao gồm:
Bệnh viêm phổi thùy
Đây là một trong những nguyên nhân gây hội chứng đông đặc phổi, viêm phổi thùy hình thành do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hay các hóa chất từ môi trường bên ngoài tác động đến đối tượng có sức đề kháng suy yếu như trẻ em, người già hay người bệnh. Với triệu chứng thông thường là sốt cao, ho có thể kèm theo máu tươi hoặc xuất hiện cơn đau tại ngực. Nếu được khám lâm sàng phổi thì sẽ thấy dấu hiệu phổi đông đặc cộng tiếng Rale nổi cùng tiếng thổi ống.
Xẹp phổi do xuất hiện chèn ép
Xẹp phổi do có chèn ép xảy ra khi bệnh nhân hít phải vật gì đó làm tắc phế quản lớn gây khó thở và xuất hiện ho ra máu. Đặc biệt khi thăm khám xuất hiện ba giảm tràn dịch phổi, đó là rì rào phế nang giảm, rõ đục và rung thanh quản. Căn bệnh này cũng có thể làm xuất hiện đông đặc phổi.
Lao phổi
Đây là một trong các bệnh lý gây ra triệu chứng hội chứng đông đặc phổi và cũng là căn bệnh nguy hiểm với khả năng lây nhanh chóng thông qua đường không khí. Lao phổi sẽ biểu hiện bởi những cơn ho dai dẳng, cơ thể gầy hao và suy nhược. Để chẩn đoán chính xác bệnh này thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đờm. Ngay khi đờm có trực khuẩn lao thì bệnh nhân cần được điều trị theo phác độ chuyên sâu.
Áp xe phổi
Áp xe phổi được tạo thành bởi vi khuẩn kỵ khí kết hợp cùng với nhiều loại vi khuẩn hoặc virus khác. Bệnh lý này khá nguy hiểm, dễ làm phổi hoại tử nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Triệu chứng nhận biết tương tự giống viêm phổi nhưng khi ho người bệnh sẽ kèm theo mủ hoặc lẫn máu,…
Nhồi máu tại động mạch phổi
Xảy ra phổ biến ở đối tượng sau phẫu thuật, người có máu dễ đông, van hai lá hẹp. Triệu chứng nhận biết gồm đau ngực, khó thở, vã mồ hôi, khạc thấy máu tím đen. Còn trên phiếu chụp X-quang sẽ thấy đốm mờ dù không nhiều nhưng đây cũng sẽ là dấu hiệu điển hình của hội chứng đông đặc.
Hướng chữa trị hội chứng đông đặc phổi
Sẽ không có một phương pháp chữa trị cụ thể nào dành cho hội chứng đông đặc phổi. Vì trên thực tế ta cần phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, bệnh lý cũng như là khả năng đáp ứng chữa trị mà bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục phù hợp, tối ưu nhất. Tuy nhiên mục đích chính là chữa dứt điểm hay loại bỏ tối đa các nguy cơ bệnh lý nền làm hình thành hội chứng đông đặc. Sau đây chính là cách chữa trị những bệnh lý đó:
- Viêm phổi thùy: Chữa trị bằng thuốc nhằm đến vi sinh vật gây ra bệnh với thuốc kê toa kháng sinh, thuốc chống nấm, kháng virus. Bên cạnh đó có thể dùng để kiểm soát cơn sốt, ho và đau ngực.
- Lao phổi: Chữa trị theo phác đồ chung của WHO quy định
- Áp xe phổi: Phương pháp chữa trị điển hình là chọc hút phần mủ, dịch ở trong ổ áp xe. Còn nếu ổ này đông đặc quá mức thì cần phẫu thuật để loại bỏ.
- Xẹp phổi do xuất hiện chèn ép: Cách duy nhất khắc phục tình trạng này chính là loại bỏ hết tổ chức phổi đang bị xẹp mất chức năng đi bằng cắt thùy phổi hay cắt một bên phổi nếu chúng xẹp hoàn toàn 1 bên.
- Nhồi máu tại động mạch phổi: Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng chữa trị hỗ trợ, thuốc chống đông, đặt màng lọc tại tĩnh mạch chủ dưới,…
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về hội chứng đông đặc phổi cùng mức độ nguy hiểm mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như luôn giữ cho sức khỏe bản thân được an toàn nhé.