Hiện nay số lượng người mắc bệnh viêm phổi có xu hướng tăng cao. Ngoài phải chịu những cơn ho kéo dài, sự khó thở đến mệt mỏi thì còn đối mắt với các biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì thế việc chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là quá trình quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng cũng như sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Vậy chăm sóc như thế nào mới là đúng cách, hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau đây nhé!
Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Theo một số tài liệu chuyên môn đã đề cập thì công việc chăm sóc người bệnh cần chia thành 2 quá trình chính bao gồm: Giai đoạn lập kế hoạch chăm sóc và giai đoạn thực hiện các kế hoạch chăm sóc đã đề ra.
Cụ thể lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân là nhằm đánh giá tình trạng, mức độ chung trước khi bắt đầu chăm sóc, lập danh sách những việc cần làm cũng như phòng ngừa, lên phương án xử lý phù hợp cho một số diễn biến xấu có thế xảy ra và tiêu chí để đánh giá chất lượng khi chăm sóc. Còn thực hiện kế hoạch chăm sóc sẽ áp dụng như đã lên kế hoạch vào thực tế người bệnh đang cần chăm sóc. Đảm bảo thực hiện đủ, đúng và chất lượng. Bây giờ sẽ là chi tiết các bước thực hiện của từng quá trình.
Giai đoạn 1: Bước lập kế hoạch chăm sóc
Lập kế hoạch phải rõ ràng và cụ thể thì sau đó bước vào thực hiện mới không bị nhầm lẫn hay bị bỏ sót. Bao gồm:
- Lưu thông cho đường thở: Với trường hợp bệnh nhân có đường hô hấp gặp vấn đề thì việc không khi được lưu thông trong đường thở sẽ là điều kiện cần thiết nhất khi chăm sóc bệnh nhân.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, lượng nước cũng như chất điện giải ở trong cơ thể
- Đảm bảo đầy đủ nhu cầu năng lượng cần có của cơ thể
- Thực hiện đều đặn việc uống thuốc, chăm sóc
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh cơ thể thường xuyên
- Chăm sóc tinh thần của bệnh nhân
Giai đoạn 2: Thực hiện chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Căn cứ theo đúng các bước của kế hoạch đã lập thì người chăm sóc sẽ phải thực hiện đủ và đúng từng việc một theo thứ tự đã đề cập ở trên.
Đầu tiên: Đảm bảo đường thở được lưu thông
- Cho người bệnh nằm với tư thế phù hợp: Ngửa đầu cao hoặc nếu vẫn cảm thấy bị khó thở thì hãy đổi thành tư thế nửa ngồi nửa nằm.
- Uống nhiều nước: Cung cấp lượng nước nhiều sẽ làm đờm nhanh loãng. Hoặc nếu bệnh nhân sốt thì bù nước lại càng quan trọng, dùng được cả nước hoa quả.
- Hướng dẫn và tập cho bệnh nhân cách hít thở đúng và sâu: Cụ thể cần hít vào đường mũi rồi thở ra bằng môi ở trạng thái khép.
- Bên cạnh đó thì người chăm sóc cũng có thể làm thêm một vài động tác như vỗ nhẹ vào lưng để họ thấy dễ chịu, giúp loãng đờm. Vì là hình thức vật lý trị liệu nên bệnh nhân hãy hỏi thêm thông tin từ bác sĩ chữa trị.
Lưu ý với trường hợp bệnh nhân đang thở bằng khí dung hoặc máy tại nhà thì người chăm sóc hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn hay chuyên gia trước khi thực hiện.
Thứ hai: Cân bằng chế độ dinh dưỡng, lượng nước, chất điện giải
Chính chế độ dinh dưỡng, nước và chất điện giải sẽ là những thế cần thiết đối với người đang mắc bệnh viêm phổi. Nhất là đối tượng kèm theo sốt cao.
- Cho người bệnh uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả để bù lại lượng đã mất và làm loãng đờm.
- Theo dõi sát sao tình trạng người bệnh thiếu nước: Biểu hiện bằng cảm giác khát nước, người vật vã, lờ đờ, da, môi và niêm mạc nhợt nhạt, tiểu ít,…
- Trường hợp bị mất nước nhiều thì cần truyền dịch thông qua tĩnh mạch nhưng cần thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đúng theo khẩu vị bệnh nhân. Còn bệnh nhân chán ăn, không muốn ăn thì hãy chia nhỏ thành nhiều bữa phụ.
Thứ ba: Đảm bảo năng lượng cơ thể đầy đủ
Người bệnh cần hạn chế thực hiện vận động mức tối đa để đảm bảo giữ cho nguồn năng lượng không bị mất hoặc bị hao hụt.
Thứ tư: Uống thuốc và chăm sóc
- Hãy cho người bệnh uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ theo như chỉ định và căn dặn của bác sĩ.
- Với trường hợp dùng kết hợp với khí dung trị liệu thì cần đảm bảo làm đúng theo hướng dẫn từ nhân viên y tế.
- Khi uống thuốc và sau khi uống cần phải quan sát và theo dõi các diễn biến để phòng tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thứ năm: Nghỉ ngơi, vệ sinh cơ thể
Để cho người bệnh được nghỉ ngơi trong điều kiện tốt nhất thì người chăm sóc sẽ phải thực hiện một vài công việc sau:
- Nằm nghỉ tại khu vực thông thoáng, không gian sạch sẽ và yên tĩnh
- Hạn chế thăm khỏi không cần thiết khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi
- Để bệnh nhân nằm ở tư thế dễ chịu và thoải mái, trải thảm chống loét chỗ nằm, thay đổi tư thế thường xuyên.
- Vệ sinh thường xuyên răng miệng và vòm họng, nhất là lúc khạc đờm
- Rửa vệ sinh và tắm da sạch sẽ, đặc biệt là vùng nằm lâu, tì lâu
Thứ sáu: Chăm sóc cho tinh thần người bệnh viêm phổi
Người chăm sóc hay động viên tinh thần cũng như giải thích thắc mắc cho người bệnh hiểu. Bên cạnh đó cũng cần lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu để họ không mặc cảm, luôn có tinh thần tốt, thời gian hồi phục tăng lên.
Bên cạnh 6 điều cần làm ở trên ra thì khi chăm sóc bệnh nhân phải đặc biệt lưu tâm đến dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhịp thở, nhiệt độ, mạch, huyết áp của người bệnh cùng lượng không khí trong máu đo bằng máy, kẹp đầu ngón tay.
Để chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thì đòi hỏi người chăm sóc phải trang bị các kiến thức cơ bản thì mới giúp ích tối đa cho họ. Tóm lại bài viết trên là tất cả các vấn đề và nội dung cùng lưu ý cụ thể liên quan đến chủ đề chăm sóc bệnh nhân chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng những điều ý nghĩa và thiết thực này sẽ giúp ít thật nhiều cho mọi người. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!