Viêm phế quản cấp J20 là một trong những bệnh lý về hô hấp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu về căn bệnh này, bệnh có khả năng lây lan không và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về viêm phế quản cấp j20
Viêm phế quản cấp j20 hay bệnh thể cấp tính là tình trạng ống phế quản bị sưng viêm do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus, hoặc một số dị vật, tác nhân khác…
Một số dấu hiệu của bệnh viêm phế quản cấp j20
Bệnh có những dấu hiệu khá cụ thể mà người bệnh cần chú ý nhận biết sớm:
- Cảm cúm: Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm. Sức đề kháng suy giảm khiến người bệnh mỏi mệt, chán ăn, đau nhức đầu.
- Ho: Sau vài ngày, các cơn ho sẽ kéo đến. Người bệnh thường ho có đờm, ho dữ dội hơn và kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tuần.
- Khó thở: Kèm theo triệu chứng ho, người bệnh cảm giác khó thở. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn xâm nhập vào phế quản gây viêm nhiễm, dẫn đến hình thành đờm đặc, oxy khó lưu thông. Lúc này người bệnh thở khò khè, thở mạnh thì mới đủ oxy cho cơ thể.
- Sốt: Triệu chứng sốt có thể xuất hiện kèm theo hiện tượng đồ mồ hôi, ớn lạnh. Sốt được coi là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp phản ứngbệnh cấp tính.
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp j20
Bệnh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố gây bệnh chủ yếu có thể kể đến như:
- Môi trường không khí ô nhiễm: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể. Môi trường hóa chất, khói bụi, ẩm ướt… đều là những nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn, ký sinh gây bệnh cho phế quản.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột: Một số bệnh nhân dễ mắc bệnh thể cấp tính khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nhiệt độ không khí bên ngoài giảm xuống quá nhanh, đặc biệt là những ngày trời lạnh khiến cơ thể khó thích ứng. Lúc này, phế quản dễ bị kích ứng bởi khí lạnh, gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.
- Do khói thuốc lá: Khói thuốc là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cấp tính. Khói thuốc có thể làm tổn thương phế quản, gây suy giảm hoạt động của hệ hô hấp. Người thường xuyên hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc từ những người xung quanh đều vô cùng nguy hiểm.
- Nhiễm khuẩn phế quản: Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus là nguyên nhân không thể thiếu trong danh sách này. Theo thống kê y tế, có tới hơn một nửa số bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn, virus mang mầm bệnh gây ra. Một số loại virus vi khuẩn như: virus SARS, virus đại thực bào đường hô hấp, virus cúm gia cầm…
Viêm phế quản cấp j20 có lây không, bệnh có nguy hiểm không?
Không ít người luôn có băn khoăn bệnh có thể lây nhiễm hay không. Câu trả lời là căn bệnh này hoàn toàn có khả năng lây truyền. Hai con đường lây nhiễm điển hình là: Lây từ người sang người quan giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp. Hoặc lây gián tiếp từ đồ vật sang người, trong trường hợp đồ vật có tồn tại vi khuẩn, vius viêm phổi cấp.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Trên thực tế, đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh ho, cảm cúm thông thường. Bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm thì hiệu quả chữa dứt điểm càng cao. Nếu để quá lâu ngày không chữa trị, bệnh có thể tiến triển thành những căn bệnh nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe chung của người bệnh.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản có sốt không? Cách hạ sốt cho người bệnh hiệu quả
Hướng điều trị viêm phế quản cấp j20 hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh. Về cơ bản, người bệnh có thể tuân theo một số chỉ dẫn dưới đây.
Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân viêm phế quản cấp tính thường dùng một số loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm ho, long đờm… Các loại thuốc này về cơ bản giúp giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh, hỗ trợ giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh sẽ được chỉ định kháng sinh trong trường hợp phát sinh bệnh do vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh hay bất cứ loại thuốc Tây nào cần có sự cho phép của các chuyên gia y tế. Liều lượng dùng, cách dùng cụ thể được đưa ra bởi các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa.
Sử dụng các bài thuốc Nam
Hiện nay, các bài thuốc Nam cũng thường xuyên được sử dụng cho những người mắc viêm phế quản cấp tính J20. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em hạn chế dùng thuốc Tây. Các bài thuốc này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên độ an toàn cao, có thể tìm kiếm nguyên liệu nhanh chóng và thực hiện ngay tại nhà. Một số bài thuốc Nam có thể kể đến như: bài thuốc từ lá diếp cá và muối hạt, sử dụng gừng tươi và mật ong, bài thuốc từ trầu không, vỏ bưởi, lá chè xanh…
Chăm sóc tại nhà
Ngoài ra, việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Người bệnh cần tăng cường uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Dành thời gian nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng quá mức. Cải thiện chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, các loại nguyên liệu có khả năng kháng viêm, tránh xa chất kích thích, thuốc lá, cá đồ ăn có nhiều chất béo, cay nóng…
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả một số thông tin quan trọng về bệnh viêm phế quản cấp j20. Để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, bản thân mỗi người cần ghi nhớ các nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.