Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh gì, có nguy hiểm hay không và việc điều trị như thế nào là hiệu quả? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin bổ ích từ bài viết dưới đây nhé!
Viêm phế quản bội nhiễm là gì, nguy hiểm như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là biến thể bắt nguồn từ bệnh viêm phế quản. Tình trạng viêm nhiễm có cơ hội tái phát do việc điều trị chưa dứt điểm, triệt để bệnh.
Chính bởi việc điều trị không triệt để đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus có thể tấn công cơ thể, đặc biệt là phế quản một cách dễ dàng hơn. Và thường thì tình trạng tái viêm nhiễm trên sẽ có độ nghiêm trọng hơn lần đầu. Đồng thời, chúng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các biến chứng có hại.
Người bệnh được chẩn đoán mắc viêm phế quản dạng bội nhiễm thường do phản ứng viêm xảy ra quá nhanh. Chính vì vậy mà người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, cụ thể như:
- Suy hô hấp: Việc bị viêm nhiễm tại phế quản dẫn tới tình trạng thu hẹp diện tích đường thở, từ đó khiến cho người bệnh gặp các triệu chứng như ho, khó thở thường xuyên. Nếu điều này tiếp diễn liên tục sẽ dẫn tới chứng suy hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
- Xẹp phổi hoặc tràn khí màng phổi: Biến chứng này thường ít gặp hơn nhưng một khi đã mắc thì nguy cơ cao là người bệnh sẽ bị viêm nhiễm phế quản trên diện rộng.
- Hen phế quản: Có tới khoảng 30% các trường hợp mắc viêm bội nhiễm sẽ xuất hiện biến chứng và hình thành bệnh hen phế quản này.
Cùng với đó, viêm phế quản bội nhiễm cũng có khả năng ảnh hưởng đến phổi, tim mạch, nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê gần đây cho thấy, có đến 79% các trường hợp là trẻ nhỏ bị tử vong khi mắc bệnh này.
Nguyên nhân viêm phế quản bội nhiễm
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bội nhiễm đến từ hai phía, một là việc chưa điều trị triệt để bệnh và hai là do sự phát triển mạnh của các loại vi khuẩn, virus. Chính bởi sự tấn công này đã khiến cho bệnh có cơ hội bùng phát.
Hai loại vi khuẩn, virus thường gặp là:
- Vi khuẩn: Có thể kể đến nhóm các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydiae cùng một số loại vi khuẩn mủ khác. Tuy nhiên, các trường hợp này chưa thực sự phổ biến.
- Virus: Sự tấn công của các loại virus như cúm, virus đại thực bào, virus H5N1 gây cúm ở gia cầm hay virus SAR với hai chủng là Coronavirus và Rhinovirus.
Phương pháp điều trị viêm phế quản bội nhiễm
Tuỳ vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người khác nhau mà cách điều trị bệnh là không giống nhau. Tuy nhiên, cho dù là trường hợp nào thì cũng nên tuân thủ theo phương pháp dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm phế quản bội nhiễm bằng thuốc tân dược
Như nhiều người đã biết, kháng sinh không có tác dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm do virus gây nên, vì vậy mà việc chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh dạng bội nhiễm, viêm sưng và đang có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, nhất là hiện tượng kháng kháng sinh nguy hại cho sức khỏe.
Cephalexin, Amoxicillin, Erythromycin là các loại kháng sinh được bác sĩ kê đơn nhiều nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý thận trọng trong quá trình dùng để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ tối đa cho việc đẩy lùi tình trạng bội nhiễm của phế quản một cách nhanh chóng, các bác sĩ có thể phải chỉ định bệnh nhân dùng thêm một số loại thuốc như thuốc kháng Histamin, thuốc ức chế co thắt tại phế quản như Salbutamol, Theophylline. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn phải sử dụng kèm cả thuốc an thần để giúp người bệnh ngủ ngon, hạn chế sự khó chịu của các cơn đau nhức.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản cấp j20: Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị
Hỗ trợ điều trị viêm phế quản bội nhiễm từ các bài thuốc dân gian
Không chỉ có các loại thuốc Tây y, hiện nhiều người bệnh luôn tin tưởng và lựa chọn kết hợp điều trị chứng viêm bội nhiễm tại phế quản bằng các bài thuốc dân gian nhằm hỗ trợ đẩy lùi bệnh hiệu quả. Hơn thế, thuốc với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên độ an toàn cao và không có tác dụng phụ cho sức khỏe. Hãy tham khảo một số bài thuốc dưới đây như:
- Bài thuốc số 1: Bạn chỉ cần chuẩn bị một chút đường phèn cùng nửa trái chanh tươi. Đem hoà cốt chanh vào khoảng 200ml nước lọc sau đó đổ đường phèn rồi khuấy cho tới khi hoà tan. Hỗn hợp mang phơi sương ngoài trời 1 đêm sau đó bạn chỉ cần uống trực tiếp vào lúc 5 giờ sáng ngay sau khi tỉnh dậy. Thực hiện trong khoảng 5-7 ngày liên tục để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Bài thuốc số 2: Nguyên liệu gồm có mật ong nguyên chất và gừng tươi. Đem gừng đi rửa, cạo vỏ rồi thái lát mỏng. Tiếp đó, chỉ cần trực tiếp chấm gừng vào mật ong rồi nhai kỹ và từ từ nuốt xuống cổ họng. Bài thuốc có thể dùng cho trẻ nhỏ bằng cách xay nhuyễn lấy nước cốt gừng hòa cùng mật ong.
- Bài thuốc số 3: Bài thuốc cần có hai nguyên liệu chính là mật ong và chanh đào. Tiến hành ngâm chanh đào với mật ong, sau đó trực tiếp sử dụng phần nước cốt hay còn gọi là siro nhằm làm giảm tình trạng ho, viêm nhiễm hiệu quả.
Người bệnh cần nhớ rằng việc ứng dụng các bài thuốc dân gian tuy lành tính nhưng chúng thường có tác dụng khá chậm, vì vậy mà đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì. Ngoài ra, nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.
Chăm sóc và điều trị phòng ngừa cho người viêm phế quản bội nhiễm
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.
- Sử dụng khẩu trang hoặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với khói bụi, chất độc.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và tránh để không khí quá hanh khô.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn và luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tóm lại, phải khẳng định rằng viêm phế quản bội nhiễm là bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi gửi tới bạn đọc qua bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời lựa chọn được hướng điều trị, chăm sóc sức khoẻ phù hợp, kịp thời. Chúc bạn luôn vui khoẻ!