Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phế quản là do vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào hệ thống hô hấp của cơ thể. Sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản là một trong những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường nếu người bệnh không có kiến thức về loại thuốc này.
Khi nào được dùng kháng sinh chữa viêm phế quản?
Trước khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và xác định tình trạng bệnh lý. Tùy vào kết quả khám bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên dùng thuốc kháng sinh hay không và liều dùng là bao nhiêu.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị bệnh xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn. Đối với những tình trạng bệnh thông thường, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể sẽ tạo ra những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh đối với những đợt bệnh về sau.
Viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết với những dấu hiệu như sau:
- Trong khoang họng có chứa đờm đặc màu vàng hoặc xanh, đờm mủ,… có thể có mùi hôi hoặc không.
- Bệnh đã phát triển quá 10 ngày.
- Số lượng bạch cầu trong máu tăng cao khi làm xét nghiệm máu.
- Bệnh nhân bị đi kèm theo các bệnh lý khác như: gan, thận tim, bệnh thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch,…
- Bệnh nhân già trên 65 tuổi xuất hiện dấu hiệu ho cấp tính có các bệnh lý liên quan như: tiểu đường, dùng thuốc corticoid đường uống, tiền sử suy tim sung huyết.
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên. Trong đó, khoang họng có đờm là triệu chứng điển hình nhất. Bác sĩ sẽ chỉ thực hiện xét nghiệm máu khi nghi ngờ tình trạng đờm sinh ra không phải do vi khuẩn tấn công.
Đối với liều lượng kháng sinh được dùng trong điều trị bệnh, bác sĩ sẽ xem xét dựa trên mức độ của bệnh lý, tuổi tác và cơ địa của người bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình đưa ra, không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi bác sĩ chưa cho phép. Nếu người bệnh tự ý tăng liều thuốc sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí có thể bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc.
Ngược lại, đối với tình trạng viêm phế quản do virus tấn công thì người bệnh không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Những triệu chứng của bệnh do virus tấn công, bao gồm: đau mỏi người, suy nhược cơ thể, đau đầu, sốt, ho có đờm trắng, ho khan, ho dai dẳng,… Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này sẽ không mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
Một số loại kháng sinh chữa viêm phế quản
Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh không tự ý mua thuốc khi chưa được kiểm tra và thăm khám tình trạng sức khỏe. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị bệnh bao gồm: ampicillin, amoxicillin, penicillin, macrolide, beta lactam, quinolone,…
Việc lựa chọn thuốc kháng sinh sẽ căn cứ vào những thông tin như sau:
Sử dụng kháng sinh nhóm doxycyclin hoặc macrolid cho bệnh nhân bị viêm phế quản cấp nhưng trước khi bị thì hoàn toàn khỏe mạnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam hoặc quinolon kết hợp cùng beta lactamase dành cho người bị bệnh nhưng trước đó có sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 tháng trở lại đây. Người có bệnh mãn tính và tuổi già cũng sử dụng các loại thuốc kháng sinh có trong nhóm này.
Những người bệnh bị bệnh do Chlamydophila pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae: Đều có triệu chứng nhạy cảm với tetracyclin, macrolid và fluoroquinolon.
Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra do Influenza virus: Bệnh này không có thuốc đặc trị hiệu quả. Tuy nhiên, có thể dùng thuốc ức chế neuraminidase bao gồm: zanamivir hoặc oseltamivir để khống chế các dấu hiệu bệnh trong trường hợp bệnh nặng.
Để tăng tối ưu hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh ngay từ ban đầu trong khoảng thời gian khoảng 48h khi vừa xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Thời gian trung bình sử dụng thuốc kháng sinh là từ 7 – 10 ngày.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản
Việc sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng, thời gian điều trị, loại thuốc,… sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo, không sử dụng quá liều và cũng không nên bỏ thuốc giữa chừng.
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến các nguy hiểm bao gồm: Bệnh không khỏi, xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc, bệnh biến chứng nặng hơn, sốc thuốc, ngộ độc thuốc thậm chí là tử vong. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, luyện tập sức khỏe để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Bạn cũng nên kiêng các thực phẩm mà bác sĩ dặn trong quá trình điều trị bệnh.
Trong bữa ăn hàng ngày, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Người bị bệnh không nên ăn đồ lạnh, đồ uống có cồn, có gas, hạn chế đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích niêm mạc trong đường hô hấp. Ngoài ra, để người bệnh dễ thở nhất thì người thân trong gia đình nên cố gắng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tạo bầu không khí trong lành và thoáng đãng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản. Thuốc kháng sinh tuy mang lại hiệu quả cao nhưng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến các cơ sở điều trị để được khám và xác định tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp dành cho bạn.