Bấm huyệt chữa viêm phế quản là phương pháp dân gian được áp dụng từ thời xa xưa. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh chóng, an toàn, giảm các triệu chứng của bệnh rõ rệt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về phương pháp điều trị này.
Bấm huyệt chữa viêm phế quản là gì?
Đây là tình trạng đường phế quản trong hệ thống hô hấp bị viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, đau đầu, có đờm, ho dai dẳng,… Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến sức khỏe cùng các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản phổ biến nhất là dùng thuốc Tây và các bài thuốc dân gian. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, phương pháp bấm huyệt cũng được áp dụng nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng bàn tay, ngón tay để tạo lực lên các huyệt cơ thể. Từ đó, kích thích quá trình lưu thông máu, giải phóng khí uế. Đối với tình trạng bệnh, bấm huyệt giúp giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy quá trình tự chữa lành, giúp bệnh nhanh khỏi.
Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản
Phương pháp thực hiện bấm huyệt chữa viêm phế quản tập trung ở vùng ngực nhằm xoa dịu hệ thống dây thần kinh và tăng quá trình lưu thông máu. Trước tiên, bạn thực hiện các bước massage như sau:
- Xoa ngực: Dùng tay nhẹ nhàng xoa từ dưới phần ngực lên ra 2 bên theo hình cánh quạt. Thực hiện khoảng 3 phút để phần ngực nóng lên.
- Vỗ ngực: Dùng lực nhẹ vỗ mỗi bên ngực khoảng 10 lần để kích thích giãn nở các mạch máu.
- Xoa sườn: Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa xung vuốt từ giữa ngực sang 2 bên theo hệ thống xương sườn. Xoa sườn sẽ giúp xương sườn giãn nở giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn kết hợp với bấm huyệt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Những huyệt vị được dùng trong điều trị viêm phế quản, bao gồm:
- Huyệt đại chùy: Huyệt này nằm ở phần đốt sống cổ số 7. Đặt tay lên phần huyệt vị này và day theo hình vòng tròn khoảng 2 phút. Bấm huyệt vị này giúp giảm tình trạng sụt sịt, ho, viêm mũi,…
- Huyệt đản trung: Đây là huyệt vị nằm giữa ngực. Bạn dùng tay day ở huyệt vị này trong khoảng 2 phút để làm giảm triệu chứng khó thở, tức ngực.
- Huyệt phế du: Huyệt phế du nằm cách nửa gang tay tính từ đốt sống lưng số 3. Dùng 2 ngón tay day ở huyệt vị này trong khoảng 2 phút để giảm tình trạng sụt sịt, ho, khó thở,…
Nếu như việc bấm huyệt không đem lại hiệu quả, bạn có thể áp dụng phương pháp châm cứu tại các huyệt vị này. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện châm cứu ở các phòng khám đông y vì phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro cao hơn.
>>> Xem thêm: Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không hiệu quả mà bạn có thể tham khảo
Những lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản
Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản mang lại hiệu quả cao. Nhưng nếu bạn xác định không đúng huyệt vị, cách thực hiện sai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, khi bấm huyệt bạn cần phải có sự hướng dẫn và trợ giúp của những bác sĩ chuyên môn. Một số điều khi bấm huyệt mà bạn cần lưu ý như sau:
- Trước khi thực hiện bấm huyệt, người bấm cần phải rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm trùng da, móng tay cần được cắt tỉa ngắn gọn để da không bị trầy.
- Người mang thai không nên thực hiện bấm huyệt.
- Xác định chính xác vị trí huyệt vị cần bấm, việc bấm sai huyệt vị sẽ mang lại những nguy hiểm khó lường.
- Những người có tinh thần không ổn định, người bị suy nhược cơ thể không nên bấm huyệt.
- Người bị chứng máu đông cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
- Phương pháp bấm huyệt chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. Do đó, bạn vẫn cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét không thực hiện bấm huyệt.
- Trong quá trình bấm huyệt nếu xuất hiện những dấu hiệu lạ, cần dừng việc bấm và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
- Bấm huyệt không đem lại hiệu quả tức thì, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày.
- Bấm huyệt sau bữa ăn khoảng 3 tiếng đồng hồ, không bấm huyệt sau khi ăn no hoặc khi đang đói bụng.
- Để cải thiện triệu chứng của bệnh, người bệnh nên duy trì một thói quen sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ những tác nhân có thể tấn công vào đường hô hấp của bạn.
Bấm huyệt chữa viêm phế quản là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bấm huyệt cần phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn, tay nghề cao. Việc áp dụng phương pháp này tại nhà sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Ngoài ra, nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và tiến hành điều trị phù hợp.