Viêm họng cấp ở trẻ em chính là một căn bệnh hiện nay đang chiếm tỷ lệ số người mắc khá cao trong tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ luôn cần phải phát hiện và chữa trị kịp thời để hạn chế tối thiểu biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến vì lúc này hệ miễn dịch của chúng chưa được hoàn thiện. Việc nắm bắt mọi thông tin liên quan đến bệnh sẽ giúp phụ huynh dễ dàng nhận diện cũng như điều trị hiệu quả. Tất cả có trong bài viết dưới đây.
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng phần niêm mạc ở hầu họng, vòm họng đã có dấu hiệu sưng viêm cấp tính xuất phát do vi khuẩn hoặc virus tạo thành. Bệnh xuất hiện phổ biến trong những thời điểm chuyển giao mùa, thời tiết thay đổi với triệu chứng bùng phát rất đột ngột nhưng diễn biến nhanh. Đặc biệt trẻ nhỏ có sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên phụ huynh cần phải theo dõi sát sao.
Vậybệnh ở trẻ em có nguy hiểm hay không chính là thắc mắc phổ biến của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Cụ thể tâm lý của các cha mẹ thường quan niệm rằng đây chỉ là bệnh phát triển theo mùa, có thể tự khỏi chỉ sau từ 3 – 4 ngày phát bệnh nên chủ quan không chữa trị kịp thời.
Điều này sẽ chỉ đúng trong trường hợp người có sức đề kháng tốt. Còn với trẻ em thì điều này gần như không thể, ngay khi phát bệnh sẽ có diễn biến cực kỳ phức tạp cùng độ nguy hiểm ở mức cao và dễ để lại di chứng về sau. Một số biến chứng điển hình của bệnh khi không được chữa trị kịp thời chính là viêm mũi, viêm tai, viêm phế quản.
Hơn nữa nếu cố tình để bệnh kéo dài thì dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính tái đi tái lại nhiều lần, khó chữa khỏi tận gốc. Chưa dừng lại ở đó, viêm họng cấp tính mà cộng thêm cả sốt cao còn có thể xuất phát do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Đây là nguyên nhân hình thành chứng bệnh thấp tim ở trẻ. Qua đó phụ huynh hoàn toàn có thể thấy bệnh cực kỳ nguy hiểm nên khi trẻ có triệu chứng nào nghi mắc thì cần đi thăm khám ngay để chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân và dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ em
Việc hiểu rõ nguyên nhân cùng với dấu hiệu gây bệnh ở trẻ em sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng phán đoán cũng như đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ em
Nhắc đến nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ nhỏ thì có rất nhiều và rất đa dạng. Trong đó điển hình phải kể đến các nguyên nhân sau:
- Do bị nhiễm trùng: Có đến 2 nhân vật chính xếp vào tác nhân gây bệnh ở trẻ do nhiễm trùng chính là vi khuẩn và virus gây hại.
- Vi khuẩn: Chủ yếu từ nhóm khuẩn liên cầu tán huyết β thuộc nhóm A. Nếu xuất phát từ tác nhân vi khuẩn thì tình trạng bệnh sẽ nặng và lâu khỏi hơn với các triệu chứng gồm đau rát họng, sưng đỏ cổ họng, thường xuyên buồn nôn, sưng amidan,…
- Virus: Tác nhân này chiếm khoảng 70 – 80% trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là virus sởi, cúm, adeno,… Trường hợp nhẹ thì khỏi sau 5 ngày và không còn hiện tượng gì.
- Viêm họng cấp không do nhiễm trùng: Ngoài vi khuẩn và virus thì vẫn tồn tại một số nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh gồm:
- Thay đổi nhiệt độ và thời tiết thất thường
- Tiếp xúc cùng môi trường khói thuốc, nhiều ô nhiễm
- Uống nhiều đồ uống lạnh
- Hay chịu chênh lệch không khí thường xuyên như điều hòa tăng giảm đột ngột hay chuyển từ khu vực thời tiết nóng gắt sang phòng lạnh,…
- Phụ huynh không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con, vệ sinh không đúng cách, không rửa với xà phòng,… nên vi khuẩn sẽ không diệt được hết.
- Trước đây đã từng có tiền sử mắc bệnh liên quan đến tai mũi họng
Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ em
Theo các chuyên gia nhận định thì biểu hiện ban đầu của căn bệnh bệnh ở trẻ nhỏ hay gặp nhất là đối tượng vẫn còn đang bú sữa mẹ. Điển hình gồm:
- Hay quấy khóc, dỗ mãi không nín
- Chán ăn, không thích ăn, không thích bú vì nuốt sẽ bị rát cổ họng
- Người khó chịu, hắt hơi và nước mũi bị chảy liên tục
- Ho, sốt, nhiệt độ vào khoảng 38 – 39°
- Trẻ có biểu hiện không tươi tỉnh, mệt mỏi và thời ơ ít phản ứng
- Còn với một vài trẻ lớn tuổi hơn thì cũng xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng có thể nhắc đến như ho khan, sờ cổ có nổi hạch nhỏ, sưng amidan, sổ mũi, khó thở, giọng nói khàn đặc,…
Chăm sóc và điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở trẻ em đang mắc phải nặng hay nhẹ thì phụ huynh cần áp dụng các cách xử lý tương ứng khác nhau. Thông thường với bệnh xuất phát bởi virus thì sẽ tự khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày, triệu chứng giảm từ từ rồi biến mất. Còn nếu do viêm virus bội nhiễm liên cầu thì thường kéo dài nặng hơn. Khi đó cần sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ dẫn bác sĩ để phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Để chữa trị, phụ huynh phải tập trung vào giảm triệu chứng để hạ sốt, kháng viêm và giảm đau bằng cách cho uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°. Đồng thời bù nước, chất điện giải với dung dịch oresol tuân theo chỉ dẫn bác sĩ. Ngoài ra có thể uống thuốc kháng viêm Aspirin, Alphachymotrypsin liều lượng phù hợp hoặc là dùng thuốc Đông, Tây y như mật ong, chanh, gừng, hoa hồng hấp đường để chữa ho cho bé.
Cộng với đó là để cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhất là các món giàu năng lượng, dễ tiêu hóa để bé nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp ở trẻ em khoa học nhất theo chỉ dẫn sau đây:
- Uống thuốc đúng chỉ định bác sĩ: Chỉ khi xác định được nguyên nhân gây bệnh thì bạn mới có một phương pháp chữa trị hiệu quả. Thêm nữa còn phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi, sức khỏe mà bác sĩ sẽ cân nhắc phác độ phù hợp khác nhau. Vì thế việc uống thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ định bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm vì sẽ làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh mũi và họng cho trẻ thường xuyên: Thường trẻ sẽ bị sốt cao cộng nghẹt mũi nên cha mẹ hãy dùng khăn mềm để rửa mũi cho bé nếu có dịch lỏng mũi xuất hiện. Còn dịch mùi có gỉ và đặc thì hãy nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào chờ một lúc cho mềm ra mới dùng tay day để bong ra nhé.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Muốn chăm sóc đạt kết quả tốt nhất thì cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Cho trẻ ăn các món dễ nuốt, mềm nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như súp, cháo,…
- Với trẻ sơ sinh thì cần tăng cường cho bú sữa mẹ để gia tăng sức đề kháng
- Tránh cho con yêu ăn đồ ăn hay đồ uống quá lạnh
- Dọn dẹp phòng ốc của bé cho thông thoáng và sạch sẽ. Nếu để điều hòa thì cho nhiệt độ lý tưởng nhất là 26°C. Còn dùng quạt thì phải tránh thổi thẳng vào người, hãy cho quay với tốc độ nhẹ vừa phải.
Như vậy bệnh viêm họng cấp ở trẻ em rất dễ hình thành lên nhiều biến chứng cực nguy hiểm nếu như phụ huynh không phát hiện cũng như chữa trị kịp thời. Do vậy để phòng ngừa tốt nhất tổn thương cho con yếu thì cha mẹ hãy đảm bảo giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa cùng môi trường xung quanh được sạch sẽ và thông thoáng nhé!