Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý ở đường hô hấp thường gặp gây viêm nhiễm niêm mạc cổ họng. Bệnh có các triệu chứng khởi phát đột ngột, diễn biến nặng nề và có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này là gì, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm họng liên cầu khuẩn là gì, có nguy hiểm không?
Viêm họng liên cầu khuẩn là hiện tượng liên cầu khuẩn Streptococcus tấn công vào niêm mạc họng và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Căn bệnh này rất thường gặp, diễn biến phức tạp và có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn liên cầu khuẩn Streptococcus có khả năng lây lan trong không khí, lây nhiễm qua việc nói chuyện tiếp xúc hàng ngày với người bệnh. Hoặc chạm vào các đồ vật có dịch tiết của người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh ở mức độ cao. Ngoài ra, căn bệnh này có thể khởi phát do người bệnh có chế độ vệ sinh kém, hệ miễn dịch suy giảm hoặc sống trong môi trường ẩm thấp, nhiều tác nhân gây ô nhiễm.
Chuyên gia nhận định bệnh có mức độ nguy hiểm cao hơn so với viêm đau họng thông thường. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khu vực cổ họng bị viêm nhiễm có thể lây lan sang các cơ quan hô hấp lân cận khác và gây viêm nhiễm tai, viêm thanh quản, phế quản, viêm amidan…
- Nhiễm trùng lan rộng: Ngoài việc lây lan sang các cơ quan hô hấp, viêm họng liên cầu khuẩn còn lây nhiễm đến các bộ phận xa hơn và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh thấp tim, bệnh viêm thận, viêm hạch mủ…
- Nhiễm trùng huyết: Đây là một biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị bệnh sớm nhất khi gặp phải biến chứng này để bảo toàn tính mạng.
Cách nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Bệnh có các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh chóng. Bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng ở đường hô hấp và các triệu chứng toàn thân. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh như:
- Triệu chứng ở đường hô hấp: Cổ họng đau rát, nóng đỏ, đau họng khi ăn uống, tai bị đau nhói…
- Triệu chứng toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, cơ thể suy nhược, thể trạng xanh xao, ớn lạnh, sốt cao, trẻ nhỏ khóc nhiều và biếng ăn.
- Một số tổn thương khác: Hàm xuất hiện các hạch gây sưng đau, thành họng xuất hiện nhiều hạt lympho, amidan bị sưng viêm…
Viêm họng liên cầu khuẩn điều trị như thế nào?
Trước khi tiến hành điều trị bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm y khoa để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm máu, lấy dịch cổ họng… Từ đó người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh theo phác đồ cụ thể.
Uống các loại thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự lây lan, tấn công của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm bệnh. Đối với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc Amoxicillin: Thuốc thường được dùng cho các bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của liên cầu khuẩn rất hiệu quả. Đối với thuốc Amoxicillin, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thuốc trong vòng 7 – 10 ngày tùy vào tình trạng viêm nhiễm mà bạn mắc phải.
- Thuốc Amikacin: Thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn qua cơ chế ngăn ngừa tổng hợp protein ở vi khuẩn. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc bằng cách tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.
- Thuốc Cefalotin: Thuốc có công dụng tiêu diệt liên cầu khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào của chúng. Thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh để làm giảm các triệu chứng, hạn chế viêm nhiễm lây lan.
Trên đây là các loại thuốc kháng sinh nên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Do vậy, bệnh nhân phải uống thuốc theo chỉ định của chuyên gia, uống đủ liều lượng và không được lạm dụng.
>>> Xem thêm: Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Sự nguy hiểm của bệnh và hướng chữa trị
Uống thuốc điều trị triệu chứng bệnh
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể uống một số loại thuốc điều trị triệu chứng đi kèm theo như:
- Thuốc Acetaminophen: Thuốc có tác dụng giúp giảm đau rát, nóng rát vùng cổ họng và hạ thân nhiệt. Thuốc này có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ vì khá an toàn khi sử dụng, không gây ra các tác dụng phụ.
- Thuốc SMC: Thuốc được sử dụng dưới dạng bôi vào cổ họng có công dụng giảm viêm, làm mát và thông thoáng cổ họng. Từ đó giúp người bệnh giảm nóng rát và không bị đau khi nuốt thức ăn.
- Dung dịch kiềm: Người bệnh có thể súc dung dịch kiềm để loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong cổ họng và làm dịu niêm mạc cổ họng.
- Viên uống bổ sung: Bác sĩ có thể kê toa cho người bệnh sử dụng một số viên uống bổ sung vitamin, kẽm để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn tại nhà
Các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách có thể giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe và các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Dưới đây là một số cách tự chăm sóc và điều trị tại nhà bạn có thể tham khảo:
- Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc.
- Bạn nên ăn các món ăn dễ nuốt như cháo, cơm mềm, súp và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm như thịt gà, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, rau xanh, trái cây…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tạo môi trường cho vi khuẩn tồn tại.
- Tránh các thói quen xấu hàng ngày như uống rượu bia, hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
- Giữ vệ sinh nhà ở luôn gọn gàng, sạch sẽ, thông thoáng.
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể điều trị sớm và khỏi bệnh sau 10 ngày chữa trị. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám bệnh sớm nhất khi phát hiện các triệu chứng của bệnh như trên.