Trĩ là tên gọi dùng để chỉ bệnh lý đường tiêu hoá, chúng gây ra tình trạng ngứa rát hậu môn, sưng đau, đại tiện ra máu,… và cần được phát hiện, can thiệp điều trị sớm. Ngoài các triệu chứng trên, có nhiều người bệnh thắc mắc rằng liệu bệnh trĩ có đau bụng không? Mời bạn tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Bệnh trĩ có đau bụng không?
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý hình thành tại vị trí giao giữa trực tràng và hậu môn. Chúng được xem là một trong những bệnh lý vùng nhạy cảm khiến người bệnh phải khổ sở nhiều nhất, sinh ra tâm lý ngại ngùng, xấu hổ cho bệnh nhân, vì vậy mà họ thường không chủ động đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ là hiện tượng xảy ra do sự tăng áp lực đột ngột lên phẫn tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn, sinh ra triệu chứng ứ máu và dẫn tới phình giãn, từ đó tạo thành các búi trĩ. Bệnh nếu không can thiệp sớm, các búi trĩ sẽ tác động ma sát và gây nên chứng đau rát hậu môn, nhiều trường hợp có thể bị chảy máu và vỡ búi trĩ.
Theo các bác sĩ, trĩ được chia thành 3 dạng chính là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trường hợp búi trĩ hình thành và năm phía bên trong trực tràng, ngoài trừ thời điểm búi trĩ bị sa ra bên ngoài thì các giai đoạn khác sẽ không thể quan sát trĩ nội bằng mắt thường. Trái ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại lại là các búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn và hoàn toàn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Còn trĩ hỗn hợp là các đối tượng bị cả trĩ ngoại và trĩ nội.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ do áp lực tại vùng tĩnh mạch hậu môn phổ biến như:
- Tiêu chảy, táo bón: Việc đi đại tiện phải rặn nhiều hoặc đi liên tục trong ngày sẽ khiến cho các tĩnh mạch tại thành ruột bị thương tổn, sinh ra các áp lực tại vùng xương chậu và hậu môn. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh.
- Chế độ ăn uống: Những trường hợp uống ít nước quá hoặc chế độ ăn uống hàng ngày thiếu rau xanh và chất xơ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước/ngày, uống các loại nước ép trái cây, rau xanh để tăng cường vitamin, chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là sức khoẻ hệ bài tiết, tiêu hoá.
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là bệnh lý hình thành do tình trạng u bướu vùng hậu môn – trực tràng hoặc các vị trí xung quanh, điều này làm tăng áp lực cho ổ bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Đặc thù công việc: Đối với nhóm đối tượng công việc có tính chất đặc thù như lái xe đường dài, công nhân may, nhân viên văn phòng,… là những người thường xuyên phải ngồi, đứng nhiều, vận động ít. Đây là một yếu tố nguy cơ cao làm gia tăng tỷ lệ người bị mắc bệnh. Nguyên nhân là bởi nếu dừng ở một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể không duy trì đủ máu để bơm và giữ cho cơ thắt hậu môn được đàn hồi, một khi hoạt động của cơ bị suy yếu chính là lúc dễ hình thành bệnh nhất.
- Phụ nữ có thai và mới sinh: Khi mang thai, nhất là vào thời điểm 1-2 tháng cuối thai kỳ, lúc này trọng lượng của thai nhi đang tăng dần lên cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ, đặc biệt là vùng hậu môn, xương chậu và các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép nặng nề gây nên bệnh trĩ. Còn đến thời điểm “lâm bồn”, để có thể đưa được em bé ra ngoài an toàn, các mẹ phải dùng hết sức để rặn khiến cho mao mạch, tĩnh mạch tại hậu môn, xương chậu đều bị tác động mạnh. Đây là nguy cơ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh trĩ có đau bụng không?
Hiện nay, có rất nhiều người bệnh lầm tưởng rằng khi bị bệnh sẽ khiến họ bị đau bụng. Vậy điều này có thực sự đúng hay không?
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ tác động và ảnh hưởng tới tĩnh mạch tại vùng trực tràng, hậu môn của bệnh nhân. Chính vì vậy mà bạn chỉ có thể cảm thấy ngứa và tức hậu môn mà thôi. Còn đối với các trường hợp bệnh diễn biến nặng, đi đại tiện mà phân không thoát ra ngoài được hoặc ra một cách rất khó khăn, dẫn tới hiện tượng ứ đọng, gây cảm giác tức bụng, đầy hơi cho người bệnh.
Vì thế, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng bệnh trĩ không hề gây đau bụng hay đau lưng giống như suy nghĩ của nhiều người bệnh. Nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, bạn nên đi khám bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như hội chứng tiền kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận hoặc bệnh phụ khoa, xương khớp, viêm vùng chậu, viêm tiền liệt tuyến,…
Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ
Như vậy, trĩ là căn bệnh có thể đeo bám bạn trong một thời gian dài nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách, gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả dưới đây:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
- Kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể, tránh để mắc thừa cân, béo phì.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Hạn chế tình trạng ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế, bạn có thể đứng dậy đi lại và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Không nên đi đại tiện quá hâu và hạn chế để tình trạng táo bón kéo dài.
Tóm lại, hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đề cập tại bài viết ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp cho câu hỏi liệu mắc bệnh trĩ có đau bụng không cùng một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Ngoài ra, bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn luôn vui khoẻ!