Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hoá khá phổ biến trong thời gian gần đây. Bệnh có nguy cơ gây rối loạn tiêu hoá, hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…Nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất và giải đáp cho thắc mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
- Gừng: Gừng là thực phẩm đông thời cũng là vị thuốc giúp giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, các cơn đau dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hoá. Vì vậy, bạn có thể bổ sung vào các món ăn hoặc làm trà gừng để thưởng thức và cải thiện sức khoẻ.s
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều enzyme và probiotic có tác dụng nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn khi bị đau dạ dày, thực tế cho thấy trong một số trường hợp thì ăn sữa chua là không nên bởi chúng là giảm kích thích dạ dày. Vì vậy mà lời khuyên của chuyên gia là chỉ nên ăn một lượng sữa chua vừa đủ để tiện quan sát phản ứng trong quá trình bị đau dạ dày.
- Bánh mì: Loại thực phẩm này cũng được xếp mà nhóm tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày bởi chúng ít béo, nhiều tinh bột mà vẫn tiêu hoá dễ dàng.
- Cơm: Cơm là thực phẩm giúp việc tiêu hoá được dễ dàng. Không chỉ vậy, chúng còn có tác dụng hạn chế kích thích tăng tiết acid dịch vị, giảm đau nhức dạ dày và nguy cơ bị tiêu chảy. Một số món ăn tương tự như bánh mỳ, xôi, khoai, choá, bánh chưng,… Chú ý, không nên sử dụng nhóm thực phẩm thô như ngô, gạo lứt, các loại đầu,… tuy nhiều vitamin nhóm B, chất xơ, chất chống oxy hoá nhưng lại dẫn tới tình trạng đau tức là khó tiêu cho bệnh nhân đau dạ dày.
- Mật ong và nghệ: Hỗn hợp trên được xem là bài thuốc dân gian giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả với khả năng chống viêm, tái tạo tế bào, hồi phục các tổn thương niêm mạc và cân bằng nồng độ acid dịch vị có trong dạ dày.
Những thực phẩm không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Để hạn chế những cơn đau và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngoài những nhóm thực phẩm nên ăn thì bạn cần chú ý tới những thực phẩm không tốt cho người bệnh.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Ngoài sữa chua thì các chế phẩm khác của sữa như phô mai, pho mát,… đều được các chuyên gia tư vấn là không nên ăn. Bởi một khi đi vào cơ thể, chúng sẽ gây ra phản ứng khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và làm ổ viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn chiên rán: Những món ăn chiên chào chứa nhiều chất béo và dầu mỡ khiến cho dạ dày gặp khó khăn hơn trong việc tiêu hoá thức ăn. Vì vậy mà nếu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới huyết áp, hệ tim mạch và hoạt động lưu thông máu tới dạ dày, kèm theo đó là các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…
- Các món ăn cay: Dùng các gia vị có độ cay nóng cao trong các món ăn cũng có thể sinh ra hiện tượng kích ứng khi vào trong dạ dày. Đồng thời cơ trơn bị co thắt liên tục càng làm cảm giác khó chịu, nóng rát dạ dày nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, đồ ăn cay còn làm cho các vết loét ngày càng lan rộng hơn, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
- Rượu bia: Các thức uống chứa cồn bao gồm rượu, bia, rượu vang trắng,… đều chính là thủ phạm khiến bạn bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, chúng chính là căn nguyên hàng đầu dẫn tới chứng táo bón, cơ thể mất nước, tổn thương niêm mạc dạ dày nếu lạm dụng quá mức.
- Các loại trái cây nhiều acid: Một số loại hoa quả có vị chua như chanh, cam, dứa, khế, xoài,… hay các đồ muối chua như dưa muối, cà muối, mẻ, dấm,… đều không nên sử dụng khi bụng còn đói.
Ăn uống đúng cách cho người bệnh viêm loét dạ dày
Ngoài những thực phẩm nên hay không nên sử dụng, người bệnh mắc viêm loét dạ dày cũng cần quan tâm đến việc ăn uống sao cho đúng cách, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể như sau:
- Khi chế biến, nên nấu mềm, kỹ và thái nhỏ thức ăn. Ngoài ra, các món như hấp, om, luộc giúp bệnh nhân dễ hấp thu và tiêu hoá hơn so với các món chiên xào, rán nhiều dầu mỡ.
- Thực hiện lối ăn chậm nhai kỹ, tuyệt đối không nên thực hiện hành vi vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi, đọc sách,… để giúp đẩy mạnh quá trình bài tiết nước bọt và tiêu hoá thức ăn cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh dạ dày bị đói hoặc no quá, đồng thời vẫn duy trì được lượng thức ăn nhằm trung hoà dịch acid trong dạ dày.
- Người bệnh viêm loét dạ dày không nên để bụng bạn quá đói bởi một chiếc dạ dày rỗng sẽ khiến cho sự co bóp của dạ dày mạnh hơn, làm tăng các cơn đau tức hay nghiêm trọng hơn có thể là xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, việc bạn ăn quá no cũng sẽ khiến dạ dày bị phình căng dẫn tới co bóp bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình nhào trộn của thức ăn, làm ăn ma xát khiến các cơn đau trở nên rõ rệt và nghiêm trọng.
- Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm quá đặc khiến cho dịch bị dạ dày khó thẩm thấu vào thức ăn, hay các đồ ăn nhiều nước, quá loãng cũng làm hạn chế quá trình tiêu hóa do các dịch vị đã bị hoà loãng.
- Không nên ăn lúc đồ còn đang nóng hoặc lạnh quá, điều này đều khiến cho dạ dày phải tăng hoạt động và co bóp mạnh mẽ hơn, sinh ra những cơn đau tức khó chịu kéo dài cho người bệnh. Chính vì vậy, nhiệt độ thích hợp giúp dễ hấp thu và tiêu hoá của thức ăn là khoảng 40-50 độ C.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp giải đáp thắc mắc về việc bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn nên chủ động tới khám và gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về các hướng điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!