Bệnh trĩ đã và đang là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra không ít những cản trở bất tiện đối với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Rất nhiều người hiện nay luôn băn khoăn bệnh trĩ có lây không và nguy cơ lây lan qua con đường nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp độc giả giải đáp băn khoăn này.
Bệnh trĩ có lây không?
Nhiều người cho rằng căn bệnh này có thể lây lan, do hiện tượng trong một gia đình có nhiều thành viên mắc trĩ cùng lúc. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, trĩ và căn bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người sang người. Dù bạn có tiếp xúc trực tiếp, sử dụng chung đồ dùng, tiếp xúc thân mật… đều không tạo ra nguy cơ lây lan căn bệnh này.
Lý giải cho điều này, bệnh đã được chứng minh là căn bệnh gây ra do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn bị sa giãn quá mức. Sự sa giãn này lâu dần hình thành lên các búi trĩ gây cản trở hoạt động cho người bệnh. Thông thường, các căn bệnh có khả năng truyền nhiễm thường có sự tham gia của các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm… Trong khi đó, bệnh trĩ hoàn toàn không phải hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn hay virus nào.
Trong gia đình, nếu có nhiều thành viên cùng mắc bệnh thì nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt giống nhau. Đặc biệt là đối với những gia đình thường xuyên ăn đồ cay chua, đồ nóng, thực phẩm khó tiêu hóa, ít tiêu thụ rau củ quả… Hay một số khác không có thói quen vận động, thường xuyên ngồi nhiều thì nguy cơ mắc trĩ sẽ tăng cao. Như vậy bệnh trĩ hoàn toàn không phải do lây nhiễm qua đường tiếp xúc như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Như vậy, bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dưới đây là một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc trĩ mà bất cứ ai cũng cần biết.
Táo bón
Thường xuyên táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh . Táo bón là dấu hiệu của việc vận động ruột đang gặp vấn đề, người bệnh khó khăn trong việc đại tiện. Thậm chí có người phải dành đến hàng giờ đi đại tiện. Trạng thái ngồi đại tiện quá lâu, hậu môn bị dồn nén nhiều lần dễ dẫn đến phình giãn các mạch, từ đó gây ra căn bệnh trĩ nguy hiểm.
Do tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì hoạt động chức năng của các cơ quan càng suy giảm. Hệ tiêu hóa, trực tràng – hậu môn của người lớn tuổi cũng suy yếu dần đi. Vùng hậu môn, các tĩnh mạch lão hóa dần, dễ dẫn tới giãn tĩnh mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành lên các búi trĩ.
Ngồi nhiều, ít vận động
Đối với dân văn phòng, những người lao động trí óc thường xuyên có xu hướng ngồi nhiều hơn và ít vận động đi. Điều này đồng nghĩa với việc vùng hông, hậu môn liên tục chịu áp lực lớn của cơ thể khi dồn xuống với tư thế ngồi. Với thời gian hàng giờ mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh trĩ của những người làm văn phòng, ít vận động ngày càng gia tăng hơn.
Béo phì
Người bị béo phì thường tạo ra áp lực lớn đối với phần thân dưới như xương khớp, hông, hậu môn. Hơn nữa người béo phì cũng khá ngại vận động, khó khăn trong việc di chuyển vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ. Với lý do này, nguy cơ mắc bệnh trĩ của người béo phì là rất cao. Bên cạnh đó, béo phì còn có thể gây ra một số hệ lụy khác đối với xương khớp, tim…
Phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể gặp hàng loạt những sự thay đổi của cơ thể. Trước tiên là sự thay đổi về chế độ ăn uống và sinh hoạt. Phụ nữ mang thai thường có xu hướng ngồi nhiều hơn vận động, dễ thèm đồ chua cay hơn trước. Hơn nữa, thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng hông đùi, trực tràng hậu môn cũng càng lớn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ tới căn bệnh trĩ nguy hiểm.
Do mắc các bệnh về tiêu hóa, hoặc hậu môn – trực tràng trước đó
Người mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc hậu môn – trực tràng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn những người bình thường. Nguyên nhân là bởi khi đã mắc phải những căn bệnh này, khả năng hậu môn – trực tràng suy yếu là rất cao, từ đó dễ dẫn tới giãn tĩnh mạch và gây ra bệnh. Một số căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể kể đến như: ung thư trực tràng, rối loạn tiêu hóa, u bướu tiểu khung…
Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Trên thực tế, đây là căn bệnh không có khả năng tự khỏi hoàn toàn nếu không có các biện pháp chữa trị. Nguyên nhân là bởi bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch bị xơ hóa hình thành lên các búi trĩ. Sau khi đã bị giãn ra và xơ hóa, các búi trĩ này không thể tự phục hồi lại như ban đầu. Thậm chí theo thời gian, bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, búi trĩ lớn dần và dễ bị viêm nhiễm, hoại tử hơn.
Hậu môn cũng là khu vực khá nhạy cảm trên cơ thể, chính vì vậy bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp nào. Nếu để quá lâu mà không được chữa trị, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: ung thư đại tràng và trực tràng, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu… Với mức độ nguy hiểm trên, người bệnh không thể trông đợi vào việc tự khỏi bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ đa dạng, người bệnh cần đến các cơ sở thăm khám và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho độc giả câu hỏi bệnh trĩ có lây không. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh để độc giả nắm được và phòng tránh. Để biết thêm chi tiết về các phương pháp chữa bệnh, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!