Xuất huyết dạ dày thường là một biến chứng diễn ra khi dạ dày gặp phải những thương tổn nặng hoặc dài ngày. Tình trạng xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Sau khi mổ cần chăm sóc người bệnh như thế nào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Tình trạng bệnh hay chảy máu tiêu hóa là biến chứng rối loạn tiêu hóa không hề hiếm gặp. Tình trạng trên có thể làm xuất hiện máu trong chất nôn hoặc phân. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không có bất kì biểu hiện gợi ý nào, dù vậy bệnh có thể làm phân có màu hắc ín hoặc đen.
Những biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa có thể nghiêm trọng hoặc nhẹ tùy vào khu vực bị chảy máu. Những biểu hiện phổ biến bao gồm:
- Trong chất nôn xuất hiện máu, máu có thể nâu sẫm hoặc đỏ và gần giống như bã cà phê.
- Đi ngoài ra phân đen hoặc có màu hắc ín.
- Chảy máu ra từ trực tràng nên có hiện tượng đi ngoài ra máu.
Đa số trường hợp xuất huyết dạ dày không diễn biến quá nặng nề và có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân mức độ xuất huyết có thể trở nên trầm trọng và đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
Hầu hết các ca bệnh sẽ được chữa trị với thuốc ức chế bơm proton để hạn chế quá trình tiết dịch axit dạ dày. Khi đã xác định rõ nguồn xuất huyết, các bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân có cần sử dụng thuốc ức chế bơm proton tiếp hay không.
Tùy vào lượng máu chảy nhiều hay ít mà bệnh nhân có thể được truyền dịch hoặc truyền máu để phòng tránh hiện tượng sốc. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân dùng thuốc giúp loãng máu hay thuốc kháng viêm không steroid, các bác sỹ có thể chỉ định những phương pháp khắc phục, xử trí khác nhau, trong đó có cả biện pháp mổ.
Các chuyên gia cho biết, việc xuất huyết dạ dày có nên mổ hay không tùy thuộc vào độ nặng nề của các biểu hiện lâm sàng. Với trường hợp xuất huyết đột ngột và phát triển nhanh, bệnh nhân có thể cần được tiến hành phẫu thuật để tránh các rủi ro đáng tiếc.
Các biểu hiện sốc bao gồm:
- Mạch nhanh
- Huyết áp hạ
- Không đi tiểu được hoặc không thường xuyên đi tiểu, mỗi lần tiểu ra rất ít
- Đau ngực
- Đau bụng
- Khó thở
Nếu các biểu hiện sốc xuất hiện, nôn ra máu, đi ngoài ra máu bệnh nhân nên tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, tình trạng xuất huyết dạ dày có phải mổ không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thường sẽ không cần mổ mà có thể áp dụng điều trị bằng thuốc.
Xuất huyết dạ dày cần mổ khi nào?
Trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân sẽ không cần tiến hành mổ. Với hiện tượng xuất huyết nhẹ, bệnh nhân có thể tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và áp dụng điều trị bằng thuốc.
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết nhiều và nặng, bác sỹ có thể đưa ra chỉ định mổ nhằm ngăn ngừa những biến chứng trầm trọng. Những trường hợp cần phẫu thuật gồm:
- Đau bụng vùng thượng vị, đau dạ dày rất dữ dội
- Mặt tái xanh, chân tay run
- Sốt
- Nuốt khó hoặc cảm thấy đau khi nuốt
- Trào ngược dịch vị dạ dày
- Có mùi tanh trong hơi thở, lưỡi bẩn, miệng bẩn
- Căng cứng thành bụng kéo dài
>>> Xem thêm: Thuốc trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc Tây và Đông Y tốt nhất năm 2021
Chăm sóc người bệnh xuất huyết dạ dày sau mổ
Sau khi hoàn thành phẫu thuật chữa trị bệnh, thông thường bệnh nhân sẽ phải nằm viện nhằm theo dõi tình hình. Việc này sẽ giúp nhân viên y tế xử trí kịp thời khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh sau phẫu thuật.
Khi thể trạng người bệnh hồi phục trở lại, các bác sỹ sẽ cho người bệnh ra viện. Tuy nhiên, trong thời gian mới từ viện về, bệnh nhân cần lưu ý đặc biệt tới chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc. Việc này sẽ phòng ngừa hiện tượng tái diễn và hỗ trợ làm lành thương tổn tại niêm mạc dạ dày.
Một số điều cần chú ý trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật bao gồm:
- Ăn bổ sung các thực phẩm giúp giảm tiết axit tiêu hóa tốt như: Bánh quy, dầu thực vật, mật ong,…
- Ưu tiên ăn các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo, các món ninh, hầm nhừ, xay nhuyễn hoặc nghiền nát để giúp niêm mạc dạ dày không bị kích thích, hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế lực co bóp…
- Ăn các thức ăn hỗ trợ bọc hút niêm mạc trong dạ dày và ít mùi vị: Bánh mỳ, bột sắn, khoai, gạo nếp,…
- Bổ sung các thực phẩm ít xơ sợi như rau củ non sẽ giúp giảm tiết dịch vị, hỗ trợ cải thiện các thương tổn tại dạ dày.
- Những loại trái cây tốt cần thêm vào khẩu phần ăn đó là đu đủ, chuối, táo,…
- Với đồ uống, bạn nên uống nước ấm, nước đun sôi để nguội. Tránh uống cà phê, nước đá, chè đặc, đồ uống có cồn, có gas.
- Người bệnh sau mổ xuất huyết dạ dày cần hạn chế tối đa các đồ ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả chua. Khi chế biến món ăn cần tránh những gia vị như tỏi, hạt tiêu, ớt, dấm,…
- Tránh ăn các thực phẩm có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng như lạp xưởng, xúc xích, nước sốt các loại.
- Không nên ăn nhiều trong một bữa mà nên ăn thành nhiều bữa một ngày để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ăn uống cần điều độ, không ăn quá no và không được để quá đói.
- Không ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ nước uống, thức ăn thích hợp nhất là từ 40 đến 50°C.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài. Cần chú ý ngủ đủ giấc, đúng giờ, không nên thức muộn hoặc làm việc vào buổi tối quá nhiều.
Mong rằng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Vì đây là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm nên bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường.