Đau bụng dưới rốn là tình trạng thường gặp ở cả nam và nữ giới với nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều người khi gặp vấn đề này thường thắc mắc đau bụng phía dưới rốn bên trái, bên phải ở nam và nữ là bệnh gì và phải làm sao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm lời giải, từ đó có những biện pháp chủ động phòng chống cũng như điều trị kịp thời.
Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?
Đau bụng là trạng thái bình thường mà hầu như ai cũng phải trải qua, chúng sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng dưới rốn không rõ nguyên nhân, điều đó có thể cảnh báo những vấn đề nguy hiểm mà bạn cần lưu ý.
Đôi khi, đau bụng phía dưới rốn do bệnh tiêu hóa thông thường, nhưng khi bạn gặp tình trạng này cùng một vài biểu hiện khác lạ thì đừng coi thường nhé. Lúc này, việc bạn cần làm là dành thời gian đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị một cách khoa học. Nhiều người do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh nên có tâm lý chủ quan, tự điều trị tại nhà gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Trên thực tế nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đau bụng phía dưới rốn là biểu hiện của một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa, bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… Ở nữ giới đau bụng dưới rốn còn là biểu hiện của bệnh phụ khoa u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Xem thêm: Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Đau bụng phía dưới bên trái tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh dưới đây:
Rối loạn tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: uống rượu bia, lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống không khoa học,… Người bệnh cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc táo bón, bụng căng to, ợ hơi,… Ngoài ra, những cơn đau còn lan ra những khu vực khác, thậm chí có thể ra phía sau lưng.
Bệnh ở thể nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,…
Viêm bàng quang gây đau bụng dưới rốn
Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau, trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây viêm bàng quang thường là do các loại vi khuẩn kết hợp với các yếu tố thuận lợi để phát triển bệnh. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ ở cuối bãi kèm theo những cơn đau bụng, đau đầu âm ỉ.
Hội chứng ruột kích thích
Đây không phải là bệnh, chúng được xem như một triệu chứng của các bệnh về tiêu hóa. Người gặp triệu chứng này thường có những thay đổi trong thay đổi trong thói quen tiểu tiện, đau bụng phía dưới rốn, chướng bụng… Bên cạnh đó, bạn còn bị khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, mót tiểu, đau khi giao hợp.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ
Ngoài những bệnh nêu ở bên trên, khi bị đau bụng phía dưới ở bên trái, có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới là tình trạng khá nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan bởi những dấu hiệu này là lời cảnh báo của một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu các cơn đau diễn ra thường xuyên, chị em phụ nữ cần đi gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc tuân thủ liệu trình điều trị, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, rèn luyện khoa học để bệnh nhanh khỏi.
Xem thêm: Đau dạ dày là gì? nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của tất cả phụ nữ, nhưng trong thời gian này mẹ bầu cũng gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Trong đó, những cơn đau bụng là tình trạng mà hầu như thai phụ nào cũng trải qua. Một số chị em cho rằng đây là biểu hiện hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu những cơn đau này kéo dài, lặp lại thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám chính xác nhất.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau bụng bên dưới bên trái:
- Do sự tăng trưởng của bé: Theo các chuyên gia, khi thai nhi phát triển sẽ gây nên tình trạng chuột rút trong tử cung của mẹ, gây nên những cơn đau bụng dưới rốn.
- Đau dây chằng: Thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, khiến mẹ bầu khó chịu
- Tử cung nghiêng về bên phải: Lúc này dây chằng bên trái sẽ bị kéo căng gây nên những cơn đau cho mẹ bầu ở vùng bụng dưới bên trái.
- Táo bón, trào ngược dạ dày: Dịch vị axit tăng cao, trào ngược gây nên những cơn đau ở vùng bụng bên trái. Ngoài ra tình trạng khó tiêu, táo bón cũng là tác nhân của tình trạng đau bụng dưới bên trái.
- Viêm tuyến tụy: Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến đau bụng trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao. Tình trạng đau bụng phía dưới bên trái trong thời gian dài có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
- Nang buồng trứng: Thông thường u nang buồng trứng trong thời gian mang thai có thể tự mất đi. Nhưng trong một số trường hợp, u nang không tự mất đi mà còn tiếp tục phát triển to hơn gây vỡ nang hoặc xoắn nang khiến bụng đau bụng dưới rốn dữ dội.
- Thai ngoài tử cung: Những cơn đau quặn kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể thai đã làm tổ ngoài tử cung. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.
- Sảy thai: Các cơn đau bụng trái hoặc đau ở hai bên dạ dày đi kèm chảy máu âm đạo nhiều là dấu hiệu của vấn đề sảy thai. Vấn đề này gây nguy hiểm cho mẹ nên cần được xử lý gấp.
- Bong nhau thai: Là tình trạng thai tách khỏi tử cung quá sớm gây nên những xáo trộn, gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái kèm triệu chứng chảy máu âm đạo.
- Tiền sản giật: Mẹ bầu cảm thấy đau phía xương sườn bên trái, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đau bụng dưới bên phải ở nam giới
Nam giới nếu thường xuyên gặp các cơn đau bụng phía dưới bên phải, có thể bạn đã gặp phải gặp các bệnh sau:
- Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu bụng dưới hơn khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục…
- Xoắn tinh hoàn: Tình trạng này xảy ra khi tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây tinh trùng, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây nên triệu chứng đau đột ngột, dữ dội, sưng ở bìu và đau bụng phía dưới. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.
Đau bụng dưới bên phải
Đau bụng phía dưới bên phải cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, bởi đây là vùng bụng chứa các phần nội tạng quan trọng như: đại tràng, ruột thừa, bàng quang,… Tình trạng này xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau, trong đó, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Nếu bị đau bụng phía dưới bên phải trong thời gian dài, bạn cần đi khám để được chẩn đoán sớm vấn đề đang gặp phải. Đặc biệt, biểu hiện đau bụng phía dưới bên phải khi mang thai khá nghiêm trọng, do đó, mẹ bầu không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai
Cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi trong suốt thai kỳ. Việc nắm bắt được các triệu chứng và bệnh của hiện tượng đau bụng bên phải sẽ giúp thai phụ an tâm dưỡng thai.
- Đầy bụng: Việc ăn uống không khoa học, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sẽ khiến nhu động ruột bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.
- Táo bón: Việc bổ sung thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
- Đau dây chằng: Việc thay đổi kích thước tử cung khiến dây chằng giãn ra dẫn đến tình trạng đau bụng bên dưới.
- Viêm ruột thừa: Nếu đi kèm với những cơn đau bụng dưới là triệu chứng chán ăn, sốt, buồn nôn, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Để được chẩn đoán chính xác nhất, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thai ngoài tử cung, sinh non: Trong trường hợp xấu, tình trạng đau bụng phía dưới bên phải có thể là biểu hiện của thai ngoài tử cung, tiền sản giật, dọa sảy thai,….
Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? dấu hiệu, phòng ngừa và cách chữa bệnh
Đau bụng dưới phải làm sao?
Để giảm những cơn đau bụng và hạn chế những biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi bị đau bụng, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm những việc nặng vì điều đó có thể làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
- Dùng khăn ấm hoặc túi nóng chườm vào vùng bụng bị đau, sẽ mang đến những hiệu quả giảm đau tuyệt vời.
- Uống một ly trà gừng ấm: Với vị cay và tính ấm, trà gừng có tác dụng giảm đau, chướng bụng, kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn làm giảm các cơn co thắt ruột, giãn mạch,…
- Uống mật ong, trà bạc hà hoặc nước giấm, rượu táo.
- Người bệnh đau bụng dưới cần vận động nhẹ nhàng với một vài động tác tại nhà. Việc duy trì thói quen này thường xuyên cũng sẽ giúp những cơn đau được cải thiện.
- Ăn đồ ăn nhẹ để giảm tình trạng đau khi đói.
- Hạn chế ăn những đồ ăn chua – cay – nóng, không uống rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về đau bụng dưới rốn bên trái, bên phải ở nam và nữ là bệnh gì và phải làm sao? Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng khó lường.