Viêm họng 3 tháng không khỏi là bệnh lý bắt nguồn từ những nguyên nhân gì và làm sao để điều trị bệnh hiệu quả nhất, hạn chế tình trạng ho, nhiễm khuẩn, viêm sưng cổ họng kéo dài? Hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây để có thêm câu trả lời.
Viêm họng 3 tháng không khỏi nguyên nhân do đâu?
Theo các bác sĩ, viêm rát họng chính là tình trạng cổ họng bị sưng đỏ, đau rát khó chịu. Bệnh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số tác nhân khác như:
- Vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes.
- Nấm, có thể kể tới loại nấm men gây nhiễm trùng cổ họng.
- Yếu tố dị ứng với lông động vật, phấn hoa, khói bụi, hoá chất,…làm ảnh hưởng đến niêm mạc cổ họng.
- Do thay đổi thời tiết gây cảm lạnh, cảm cúm.
- Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Do các bệnh lý như viêm amidan, viêm xoang
- Các tai nạn, chấn thương gây ảnh hưởng tới cổ họng và hệ hô hấp.
- Trào ngược acid dạ dày thực quản làm đau rát và gây nên viêm đau họng, nhiễm trùng cổ họng.
- Do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm hoặc khói thuốc lá gây kích thích niêm mạc cổ họng.
- Ngoài ra, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hay khạc nhổ thường xuyên, không vệ sinh đường thở cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây ngứa rát, nhiễm khuẩn cổ họng.
Cách điều trị viêm họng kéo dài hiệu quả nhất
Để điều trị chứng viêm rát họng kéo dài hiệu quả, bạn có thể tham khảo những cách cụ thể dưới đây:
Điều trị thuốc nội khoa
Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng nhằm làm giảm đau và điều trị triệu chứng viêm sưng, nhiễm khuẩn, giúp tăng khả năng hồi phục, giảm nguy cơ lây lan và hạn chế các biến chứng như viêm amidan, viêm xoang, sốt thấp khớp.
Thế nhưng, bạn cần biết rằng kháng sinh chỉ được dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra, không có tác dụng đối với các bệnh viêm rát họng nguyên nhân do virus. Với hai loại kháng sinh chính là:
- Penicillin: Đây là loại thuốc trị viêm họng do liên cầu khuẩn hiệu quả, an toàn, giá thành rẻ và đang được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất.
- Amoxicillin: Cũng mang đến tác dụng tiêu diệt liên cầu khuẩn tương tự với penicillin, tuy nhiên dòng kháng sinh này lại có phần dễ uống hơn nên thường được dùng cho trẻ nhỏ dưới dạng siro lỏng.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh khác nếu người bệnh bị dị ứng với kháng sinh dòng penicillin bao gồm Azithromycin, Cephalexin, Cefuroxime, Cefixime, Clindamycin, Clarithromycin.
Thuốc chữa viêm đau họng khác
- Thuốc hạ sốt và giảm đau họng như Ibuprofen dạng lỏng, Acetaminophen. Một số loại thuốc giảm đau không nằm trong đơn cũng giúp bạn giảm các dấu hiệu viêm họng do liên cầu khuẩn gây nên, tuy nhiên chúng không thể điều trị dứt điểm và giúp bạn khỏe hơn.
- Trẻ nhỏ trên 24 tháng tuổi hoặc người lớn có thể tham khảo thuốc xịt cổ họng giúp giảm đau nhanh chóng.
- Kẹo ngậm cũng là sản phẩm trị viêm đau họng kéo dài mà không cần theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ thích hợp sử dụng cho trẻ > 4 tuổi và người lớn.
Ngoài ra, nếu tình trạng đau họng của người bệnh đang có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều dùng hoặc kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp .
Trị viêm họng 3 tháng không khỏi từ các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị bệnh, bạn cũng có thể tham khảo những mẹo chữa viêm đau họng kéo dài trừ dân gian được áp dụng phổ biến như:
- Mật ong: Mật ong được xem là loại kháng sinh và chất chống viêm tự nhiên giúp hạn chế tình trạng khó chịu do viêm sưng và nhiễm khuẩn cổ họng gây ra. Các bài thuốc bạn có thể áp dụng như trà mật ong, mật ong ngâm chanh đào, quất,…
- Gừng: Loại gia vị trên không chỉ phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà trong Đông y, chúng còn được ví như là loại thuốc quý giúp trị ho, kháng khuẩn và làm dịu cổ họng.
- Lá hẹ: Vị thảo dược này có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như allicin, sunfit, odorin giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của nấm, vi khuẩn, virus gây viêm, nhiễm trùng đường hô hấp. Đồng thời làm ức chế các cơn ho và tiêu đờm hiệu quả.
- Húng chanh: Lá húng chanh đã được các nhà khoa học công nhận về tác dụng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh ho, đặc biệt là ho kéo dài lâu ngày không khỏi.
Điều trị phòng ngừa chứng viêm họng kéo dài
- Trước tiên, bạn cần chú ý tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bời mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ bệnh cũng như cơ địa không giống nhau, vậy nên nếu tuỳ ý mua thuốc uống hoặc dùng quá liều có thể dẫn tới nguy cơ bị phản ứng phụ với thuốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
- Uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại nước ép trái cây giúp tăng sức đề kháng và giảm tình trạng đau họng hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh các nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua,…khiến tình trạng tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất tốt có giúp giảm ho, đau họng, kháng viêm có trong rau củ quả, thịt, trái cây.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn.
- Dùng khẩu trang để tránh tiếp xúc giọt bắn với người nhiễm bệnh hoặc các loại khói, bụi và chất độc hại khi làm việc hoặc tham gia giao thông.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là thời điểm giao mùa hoặc trời chuyển lạnh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối 2 lần/ngày để hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.
Trên đây là một số thông tin bổ ích mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về tình trạng viêm họng 3 tháng không khỏi. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!