Đau lưng không cúi được là bị bệnh gì và có thực sự nguy hiểm? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, để giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ở nội dung phía dưới bài viết này.
Đau lưng không cúi được là bệnh gì?
Tình trạng đau lưng không cúi được có rất nhiều các nguyên nhân gây nên, phần lớn thì đây được biết đến là biểu hiện tiêu biểu của bệnh lý xương khớp và gặp phần lớn ở đối tượng là người lớn tuổi. Ở người trẻ tuổi khi gặp phải tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những tác động của môi trường bên ngoài hoặc do thói quen sinh hoạt, tư thế làm việc không đúng gây ra.
Tùy vào mỗi tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và nhận định mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh. Ngoài những tác động từ bên ngoài thì đau lưng không cúi được là bệnh gì? Đây luôn là những thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm.
Một số bệnh lý chính dẫn tới tình trạng này phải kể đến như:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh này khiến cho vùng cột sống thắt lưng của người bệnh bị co cứng, không thể linh hoạt được như bình thường và kèm theo đó là những cơn đau nhức gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới các hoạt động hằng ngày của người bệnh như cúi, nghiêng người đều có thể khiến cho những cơn đau nhức gia tăng.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Bệnh do tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống chệch ra khỏi vị trí ban đầu gây tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh. Điều này khiến cho người bệnh đau lưng không cúi được hơn thế nữa còn gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận động của người bệnh.
- Bệnh gai cột sống: Đây là tình trạng mà gai xương mọc phía bên ngoài cột sống, tạo ra những mỏm gai thừa, chính vì điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ khớp, các dây thần kinh của người bệnh dẫn đến việc sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa được biết đến là một trong những dây thần kinh có kích thước dài nhất kéo dài từ vùng cột sống thắt lưng xuống tận phía dưới các đầu ngón chân. Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương do một lý do nào đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh và cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Đau lưng không cúi được là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh.
Ngoài những yếu tố bệnh lý gây nên tình trạng đau lưng không cúi được thì tình trạng này cũng có thể là do một số yếu tố bên ngoài tác động như:
- Mang vác, lao động nặng nhọc: Những vận động mạnh có thể ảnh hưởng và làm tổn thương trực tiếp các cơ, khớp và dây thần kinh xung quanh cột sống lưng khiến cho người bệnh đau nhức vùng lưng thậm chí đau đến mức không thể cúi xuống được.
- Do quá trình sinh hoạt và làm việc sai tư thế trong một khoảng thời gian dài: Các hoạt động sai tư thế trong quá trình làm việc có thể dẫn tới tình trạng vẹo cột sống và có thể gây ra những cơn đau mỏi lưng.
- Chấn thương do quá trình luyện tập thể thao hoặc do tai nạn: Các va chạm mạnh ở vùng cột sống thắt lưng do tập luyện thể dục thể thao hoặc do tai nạn,… Có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng không cúi xuống được.
Ngoài ra còn rất nhiều những nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng này. Để giúp xác định được chính xác nguyên nhân gây đau nhức vùng lưng không cúi xuống được thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được sự thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Xem thêm: Ngồi nhiều đau lưng là bệnh gì và phải làm sao?
Đau lưng không cúi xuống được phải làm thế nào?
Khi người bệnh gặp phải tình trạng đau lưng không cúi xuống được trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu suy giảm thì hãy tới ngay bệnh viện để được sự thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh có thể kết hợp một số phương pháp dưới đây để giúp phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
Đau lưng không cúi xuống được phải làm thế nào? Dưới đây là một số những phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng hằng ngày giúp giảm đau hiệu quả.
- Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh có thể áp dụng kết hợp với việc châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp giúp tăng hiệu quả trong quá tình điều trị.
- Cần phải làm việc đúng tư thế, giữ cột sống luôn ở trạng thái thẳng, hạn chế tối đa tư thế cúi người về phía trước.
- Người bệnh tuyệt đối không nên mang vác đồ nặng và làm việc, lao động quá sức.
- Khi đau lưng không cúi xuống được thì người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống hằng ngày khoa học, giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết tốt cho hệ xương khớp.
- Có thể áp dụng luyện tập thể dục, thể thao, yoga nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại giúp giảm hiệu quả tình trạng đau nhức vùng lưng và giúp cho các cơ linh hoạt hơn.
- Thiết lập cho mình thời gian nghỉ ngơi hiệu quả, tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nên hạn chế hoặc không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích vì những đây chính là yếu tố có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể giảm hiệu quả của quá trình điều trị.
- Nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay nóng và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Một số lưu ý khi cúi xuống bị đau lưng
Như chúng tôi đã trao đổi ở trên là khả năng phục hồi của bệnh còn phải phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố khác nhau. Nếu việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức vùng lưng. Tuy nhiên, trong quá trình chữa trị bạn không kiêng các động tác có hại cho cột sống lưng thì bệnh sẽ rất dễ biến chuyển nghiêm trọng. Để tránh tình trạng cúi xuống bị đau lưng thì người bệnh nên chú ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Không nên nằm ở một chỗ quá lâu vì như thế sẽ khiến cho cột sống của bạn chịu những áp lực rất lớn. Thay vào đó hãy vẫn động cơ thể bằng các thường xuyên đi lại để giúp cho các vùng cơ xương khớp được linh hoạt.
- Tăng cường luyện tập các bài tập thể dục, thể thao, rèn luyện cơ thể để giúp xương khớp được dẻo dai hơn.
- Trong quá trình vận động bạn không căng cơ lưng khi hoạt động vì như thể sẽ gây ra tình trạng đau nhức dữ dội, tuyệt đối không nên bê những vật nặng quá sức mình.
- Ăn uống đúng bữa, ngủ đúng giờ là một trong những phương pháp giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.
- Không nên quá căng thẳng, hãy thư giãn tâm trí, không nên quá suy nghĩ và lo âu, vì stress trong thời gian dài có thể là một trong những tác nhân gây đau nhức lưng.
Có phương pháp nào để dứt điểm tình trạng đau lưng không cúi được không?
Nếu như bạn đã thử tất cả những cách giảm đau kể trên nhưng tình trạng đau lưng không thuyên giảm mà thậm chí còn nặng thêm thì phương án điều trị nghiêm túc nên được nghĩ đến. Nhưng trước hết bạn hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn nhất về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu xuất phát từ bệnh lý xương khớp, đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống thì bạn không nên chần chừ mà hãy điều trị càng sớm càng tốt để tăng phần trăm chữa khỏi.
Tùy vào bệnh lý, hiện nay đã có nhiều phương pháp hay phác đồ chữa bệnh được đưa ra. Trong đó, 80% trường hợp người bệnh sẽ được khuyến khích điều trị nội khoa, hạn chế tối đa phẫu thuật. Điển hình trong xu hướng điều trị bảo tồn nội khoa hiện nay là phác đồ chữa bệnh xương khớp An Cốt Nam. Đây là phác đồ Đông y có sự phối kết hợp của các liệu pháp nhằm đem tới hiệu quả chữa trị tối ưu nhất. Nếu bạn đang tìm hướng điều trị cho tình trạng của mình thì có thể tham khảo phác đồ này.
Mỗi liệu pháp có một chức năng riêng trong điều trị nhưng khi được phối hợp trong phác đồ này sẽ tổng hòa sức mạnh, bổ trợ cho nhau tốt nhất:
- Thuốc uống: Là liệu pháp chính, có vai trò là mũi nhọn tấn công với công dụng làm lành tổn thương trong xương khớp, len lỏi vào tổ chức sụn khớp để giảm viêm, kích thích sản sinh tế bào mới, tăng cường sản sinh dịch bôi trơn giữa các khớp xương và thúc đẩy quá trình trẻ hóa xương.
- Cao dán: Giúp giảm đau nhức nhanh chóng chỉ sau 30 phút đến 2 giờ dán trên da. Đặc biệt, cao dán An Cốt Nam có thể cho thời gian nóng lên đến 2 ngày. Đây là công hiệu độc đáo mà hiện nay chưa một loại cao dán giảm đau nào có thể đạt được.
- Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt: Là những phương pháp bổ trợ với công dụng thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp, hỗ trợ tác dụng của thuốc uống và phòng ngừa biến chứng về vận động có thể xảy ra như teo cơ, bại liệt.
Trong thực tế, phác đồ An Cốt Nam không hẳn còn xa lạ với nhiều người bệnh xương khớp. Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y bệnh viện 108) đã từng giới thiệu đến bạn xem truyền hình bài thuốc này và dành rất nhiều lời khen ngợi. Nếu bạn quan tâm có thể xem lại trong video:
Nhìn chung, so với nhiều liệu pháp đơn lẻ khác thì An Cốt Nam là một phác đồ Đông y toàn diện và khoa học, cho hiệu quả điều trị tối ưu. Để có thể đảm bảo được kết quả này là nhờ những yếu tố sau:
- Phác đồ được nghiên cứu nghiêm túc và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn điều trị của đội ngũ bác sĩ tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Đây là đơn vị khám chữa bệnh bằng Đông y từng được trao tặng danh hiệu “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” bởi những đóng góp trong thực tiễn điều trị.
- Phác đồ Đông y sử dụng 100% nguồn dược liệu tự nhiên đạt tiêu chuẩn sạch – xanh, thu hái trực tiếp tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế).
- Thuốc uống đã được bào chế thành dạng thuốc sắc sẵn đảm bảo giữ gìn tinh chất quý của thảo mộc.
Hàng ngàn người bệnh xương khớp đã được chữa khỏi thành công. Trong đó tiêu biểu nhất là trường hợp của MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can, cụ bà hơn 80 tuổi… tất cả là minh chứng cho hiệu quả thực sự của An Cốt Nam.
- Cụ Cúc hơn 80 tuổi chữa thoát vị đĩa đệm:
- MC Quyền Linh chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Bạn có thắc mắc rằng trường hợp đau lưng của mình phải điều trị trong bao lâu?
Bấm vào hotline để liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị!
Đau lưng không cúi được là bị bệnh gì và có thực sự nguy hiểm? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Tình trạng này không quá nguy hiểm nếu như người bệnh phát hiện và điều trị bệnh một cách kịp thời. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại câu hỏi trong phần “chat với bác sĩ” để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc để bạn đọc tiện liên hệ: