Xuất huyết dạ dày là trường hợp cấp cứu rất nguy hiểm và có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy, nếu gặp trường hợp này, chúng ta cần phải làm gì trước tiên? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến nguyên tắc và phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày.
Nguyên tắc chung trong điều trị xuất huyết dạ dày
Đây là tình trạng dạ dày bị chảy máu do một số nguyên nhân nhất định, thường là do các vết loét vị viêm quá mức khiến các mạch máu tại vùng niêm mạc bị vỡ ra. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh thường nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra phân đen do có lẫn máu (nếu như tình trạng xuất huyết diễn ra âm thầm).
Đồng thời, thể trạng cơ thể suy yếu, mệt mỏi, da tái xanh và thiếu sức sống. Lúc này, người bệnh nên được lập tức chuyển đến bệnh viện để kiểm tra và cấp cứu kịp thời.
Thông qua các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu, người ta có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân cũng như vị trí xảy ra xuất huyết. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị xuất huyết xuất huyết dạ dày cụ thể và phù hợp với từng người bệnh. Trong đó, nguyên tắc chung của việc điều trị chính là phải cầm máu cho người bệnh, đồng thời hồi sức tích cực và phục hồi thể tích máu. Sau đó, khi tình trạng người bệnh đã ổn định, chúng ta mới bắt đầu xử lý các nguyên nhân tiền đề để tránh tình trạng xuất huyết tái phát.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày
Phác đồ điều trị bệnh cần được thực hiện theo trình tự từng bước như sau.
Hồi sức và cầm máu cho người bệnh
Bệnh thể cấp tính là trường hợp có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh do tình trạng mất máu xảy ra. Vì thế, khi phát hiện ra người bệnh, những người xung quanh cần thực hiện sơ cứu trước bằng cách cho họ nằm ở nơi thoáng mát và kê cao chân hơn đầu. Đồng thời, cho họ uống nước muối loãng để bổ sung điện giải. Nếu tình trạng xuất huyết nặng, có thể cho bệnh nhân uống thêm một số loại thuốc cầm máu như vitamin K hoặc Posthypophyse. Sau đó, nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Sau khi đến bệnh viện, tùy theo trạng thái của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp cấp cứu khác nhau cho người bệnh. Ví dụ, cho người bệnh thở oxy, đặt nội khí quản nếu người bệnh bị suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức; đặt đường truyền tĩnh mạch và đặt catheter nếu người bệnh bị suy tim. Đồng thời, đặt ống thông tiểu, ống thông dạ dày và lấy máu làm một số xét nghiệm.
Song song với quá trình cấp cứu, các bác sĩ có thể áp dụng phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày với phương pháp hồi sức để hồi phục thể tích máu cũng được tiến hành. Đầu tiên, dung dịch NaCl 0,9% hoặc Ringer lactat sẽ được chỉ định truyền để bù lại lượng dịch cơ thể mất đi. Nếu người bệnh vẫn còn có dấu hiệu bị sốc thì truyền tiếp dung dịch keo. Tốc độ truyền và lượng truyền sẽ tùy thuộc vào tình trạng mạch của người bệnh để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong trường hợp xuất huyết quá nặng hoặc người bệnh mắc chứng rối loạn đông máu, việc truyền máu sẽ được chỉ định để ổn định huyết động. Sau khi các chỉ số đã trở lại ổn định, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp và nghe phổi. Chỉ khi tình trạng người bệnh đã ổn định, các biện pháp điều trị tiếp theo mới được tiến hành.
Phác đồ điều trị nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Sau khi đã hồi sức cho người bệnh, việc nội soi sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân và vị trí bị xuất huyết. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể. Ví dụ, với trường hợp chảy máu dạ dày do bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp, việc cắt bỏ tác nhân gây kích thích bắt buộc phải thực hiện. Sau đó, thuốc Omeprazol 80mg sẽ được chỉ định trong tiêm và truyền tĩnh mạch với liều lượng 8mg/giờ. Tương tự, xuất huyết do loét dạ dày-tá tràng cũng được điều trị như trên. Nhưng nếu tình trạng xuất huyết quá nặng, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật sớm để cầm máu.
Một trong những nguyên nhân khác gây xuất huyết dạ dày chính là vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Đây là trường hợp ít xảy ra nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi, kết hợp với việc dùng thuốc để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch. Một số loại thuốc được dùng trong trường hợp này có thể kể đến là terlipressin và somatostatin.
Trong trường hợp người bệnh chảy máu nặng đến mức không thể tiến hành nội soi để chẩn đoán nguyên nhân, chúng ta cần phải thực hiện truyền dịch và máu để chống sốc. Sau đó, thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch omeprazol để ức chế bài tiết dịch vị, đồng thời, kết hợp cùng thuốc somatostatin hoặc terlipressin để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin liên quan đến nguyên tắc và phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bỏ ích về y khoa. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!