Phồng lồi đĩa đệm là một trong những chấn thương của cột sống, có thể xảy ra cả ở vùng lưng và vùng cổ. Vậy phồng lồi đĩa đệm có chữa được không và cách điều trị ở đốt sống cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phồng lồi đĩa đệm có thể hiểu là giai đoạn khởi đầu của thoát vị đĩa đệm, lúc này các nhân nhầy trong đĩa đệm mới chỉ rò rỉ ra ngoài chứ chưa phá vỡ được lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm như tình trạng thoát vị. Tuy nhiên, điều đó làm cho các đĩa đệm bị phình ra và chèn ép vào các dây thần kinh, gây nên những cơn đau đớn cho người bệnh.
Ở mỗi vị trí khác nhau, phồng lồi đĩa đệm sẽ có một vài biểu hiện khác biệt:
Đối với vị trí lưng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Yếu cơ, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai chân
- Phản xạ tăng ở một hoặc cả hai chân có thể gây co cứng
- Liệt từ vùng thắt lưng trở xuống
- Rối loạn đại, tiểu tiện
Trong khi đó, người bệnh phồng lồi đĩa đệm ở cổ sẽ có một số biểu hiện như:
- Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ hay vùng xương bả vai
- Những cơn đau lan từ cổ ra cánh tay trên, cẳng tay hoặc ngón tay
- Vị trí đau xác định ở đĩa đệm bị phồng ra, các cơn đau có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi
- Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Phồng đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe:
- Thoát vị đĩa đệm: Phồng đĩa đệm ở giai đoạn nặng sẽ khiến lớp bao xơ bên ngoài vỡ ra, nhân nhầy trong đĩa đệm trào hết ra ngoài chèn lên các dây thần kinh gây đau cho người bệnh.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí tăng nguy cơ bại liệt: những cơn đau khiến người bệnh vận động khó khăn, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần cơ bị teo lại, thậm chí dẫn đến tình trạng bại liệt.
Xem thêm: Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không và cách chữa trị bảo tồn
Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi không điều đó còn phụ thuộc vào mức độ phồng lồi và tình trạng bệnh. Nếu phồng lồi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi với một phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, đĩa đệm chưa rách, nhân nhầy vẫn ở bên trong, chỉ cần vận động đúng cách, áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho đĩa đệm tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Một số mẹo giảm cơn đau do phồng lồi đĩa đệm gây ra ngay tại nhà:
- Uống thuốc giảm đau: sẽ giúp cải thiện những cơn đau hiệu quả
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Trong thời gian đầu, người bệnh có thể sử dụng các túi lạnh để giảm đau và viêm. Sau một vài ngày, bạn có thể chuyển sang chườm nóng để giảm đau và thư giãn.
- Tránh nằm quá nhiều trên giường: điều này có thể làm cho các khớp bị cứng, cơ bắp trở nên yếu, hạn chế quá trình hồi phục của bạn. Thay vì nằm nhiều, bạn cũng cần kết hợp đi lại nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.
Tuy nhiên, trên thực tế, khá ít trường hợp tự chữa lành phồng lỗi đĩa đệm tại nhà. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp chuẩn khoa học.
Nguyên nhân phồng đĩa đệm
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây phồng đĩa đệm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặp:
Tư thế làm việc, sinh hoạt chưa khoa học:
Việc lặp đi lặp lại những tư thế xấu khi ngồi, đứng và làm việc trong một thời gian dài có thể khiến chấn thương đĩa đệm. Đặc biệt, khi thực hiện các tư thế như nhấc vật nặng lên sai cách, tập thể dục uốn cong người về phía trước cũng dẫn đến căng cột sống quá mức và yếu bao xơ đĩa đệm của cột sống. Nếu điều này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho nhân nhầy trong đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cố định dẫn đến hiện tượng phồng lồi đĩa đệm.
Chấn thương, tác động đột ngột
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phồng lồi đĩa đệm ở nhiều người. Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… gây tổn thương cho vùng cột sống sẽ tác động trực tiếp đến đĩa đệm.
Thừa cân, béo phì
Cột sống phải chịu sức ép của trọng lượng cơ thể, do đó nếu cơ thể tăng cân sẽ khiến cột sống bị quá tải, các vận động trở nên khó khăn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương ở đĩa đệm.
Cách điều trị phồng lồi đĩa đệm nhờ An Cốt Nam
Nhiều người bệnh phồng lồi đĩa đệm đã thoát khỏi những cơn đau và nguy cơ dẫn đến thoát vị ngay sau khi biết đến An Cốt Nam. Trong đó MC Quyền Linh cũng là người đã kiểm chứng hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Sau 3 tháng sử dụng, từ nguy cơ phải nghỉ diễn, anh đã có thể tiếp tục thực hiện đam mê của mình.
Sở dĩ, An Cốt Nam lại mang đến những hiệu quả đặc biệt như vậy là do tác động chuyên sâu, toàn diện của phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” bao gồm thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý trị liệu, trong đó:
- Với thuốc uống: Thuốc uống đã được sắc sẵn và đóng gói theo quy chuẩn. Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần cắt gói thuốc An Cốt Nam, pha kèm với nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng.
- Cao dán: được điều chế từ các loại dược liệu ấm nóng, mang đến tác dụng giảm đau chỉ sau 30 phút sử dụng.
- Vật lý trị liệu và bài tập: tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ tái phát phồng lồi đĩa đệm, hạn chế tối đa tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Thành phần của bài thuốc An Cốt Nam được bào chế từ các vị thuốc quý và có tính chất đặc trị xương khớp bao gồm: Sâm Ngọc Linh, Trư Lũng Thảo, Bí Kỳ Nam, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương… Toàn bộ các dược liệu này được nhà thuốc đăng ký trồng, chăm sóc và thu hái theo quy trình đặc biệt tại Viện Dược Liệu theo tiêu chuẩn CO – CQ của quốc tế, do đó, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Tất cả các dược liệu này sau khi được trồng và thu hái theo quy trình sẽ được chuyển tiếp sang công đoạn bào chế từ 16 – 18 tiếng, bảo tồn dược liệu ở mức cao nhất, giúp các dược chất được thẩm thấu và hỗ trợ điều trị nhanh.
Chính bởi những ưu điểm riêng biệt mà chưa sản phẩm nào trên thị trường có được, An Cốt Nam không những trở thành sản phẩm đáng tin cậy của hơn 10 ngàn khách hàng mà còn được giới chuyên môn đánh giá cao, hàng trăm đơn vị báo đài đưa tin về hiệu quả tuyệt vời của sản phẩm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phồng lồi đĩa đệm có chữa được không và cách điều trị ở đốt sống cụ thể, hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu thấy có triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.