Một trong những nỗi lo lắng của người bệnh khi mắc thoát vị đĩa đệm đó là có chơi được thể thao và thực hiện các vận động mạnh được không? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng bệnh có chơi thể thao được không, nên chơi môn thể thao nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
Trước khi trả lời câu hỏi thoát vị có chơi thể thao được không, chúng tôi sẽ giới thiệu một chút đến quý độc giả những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo đó, đây là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.
Bệnh xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng chủ yếu là do hậu quả của sang chấn, thoái hóa đĩa đệm liên quan đến yếu tố tuổi tác. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh bởi thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày chưa phù hợp.
Khi mắc bệnh nhiều người có tâm lý ngại di chuyển vì quan niệm rằng bệnh có thể chuyển nặng. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lười vận động ở những người bị thoát vị là do những cơn đau đớn kéo khiến người bệnh mệt mỏi.
Nhưng theo nhiều nguyên cứu khoa học cho thấy, khả năng phục hồi của những người bệnh thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ cao hơn những người lười vận động. Trong quá trình luyện tập, bạn chỉ cần chú ý tránh thực hiện các động tác quá mạnh, vận động đột ngột gây áp lực cho đĩa đệm, dẫn đến tình trạng thoát vị. Việc xoay người đột ngột khi chơi thể thao, lực xoay mạnh có thể làm bong gân các khớp đốt sống dẫn đến sưng viêm. Bên cạnh đó, khi thực hiện sai tư thế, nguy cơ bao xơ đĩa đệm bị rách cao, làm cho phần nhân nhầy thoát ra chèn ép các rễ thần kinh gây tổn thương, khiến bạn bị đau nhức dữ dội.
Do đó, để hạn chế sự tiến triển của bệnh cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị dễ dàng hơn, người bệnh nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Ngoài ra, trong quá trình chơi thể thao, bạn cũng cần quan sát chuyển động cơ thể tránh những chấn thương không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, đạp xe có tốt không?
Thoát vị đĩa đệm chơi môn thể thao nào?
Thoát vị đĩa đệm chơi được các môn thể thao nhẹ nhàng, nhưng không phải ai cũng biết cụ thể những môn thể thao đó là gì?
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không?
Golf – bộ môn thể thao đẳng cấp của giới thượng lưu. Chúng ta thường thấy những hình ảnh các golfer với những động tác nhẹ nhàng cùng cây gậy nhỏ bé đưa quả bóng đến đích, khá là nhẹ nhàng và không gây nguy hại cho người chơi.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chơi bộ môn này ảnh hưởng khá nhiều đến vùng cột sống thắt lưng của bạn. Bởi vung gậy đánh bóng trên diện rộng có thể gây ra căng cơ quá mức và tổn thương dây chằng do kéo căng hoặc các cấu trúc tại lưng bạn bị xoay khỏi vị trí ổn định. Do lực tạo bởi cú đánh của bạn có thể gây đau và thương tích, một cú đánh golf sai kỹ thuật cũng có thể dẫn đến chấn thương lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có nên chơi bóng bàn?
Tương tự như golf, bóng bàn cũng cần đến động tác xoay người, đôi khi, điều này sẽ khiến cho cột sống vùng thắt lưng gặp phải những chấn thương. Ban đầu, có thể là những cơn đau nhẹ, bạn cảm thấy đỡ sau khi nghỉ ngơi ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, chấn thương nối tiếp chấn thương sẽ khiến cho đĩa đệm của bạn gặp nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm có chơi tennis được không?
Tennis là một bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, đối với người bệnh thì tennis không phải là sự lựa chọn phù hợp. Việc chơi tennis cũng khiến vận động của vùng cột sống thắt lưng diễn ra liên tục, cùng với những vận động đột ngột, dồn dập có thể khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Thoát vị đĩa đệm có chơi bóng chuyền được không?
Người bệnh không nên chơi những môn thể thao có các động tác căng cơ lưng, nhón chân, xoay người như bóng rổ, bóng chuyền. Bởi các động tác này đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ không phù hợp cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không?
Như chúng ta đã biết, thoát vị thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, gây chèn ép dây thần kinh cột sống khiến người bệnh đau đớn. Vì vậy, người bệnh cần phải tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống như cầu lông. Các động tác xoay vặn mình, nhón chân, nhảy lên cao có thể khiến đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Thay vào đó, người bị thoát vị đĩa đệm có thể chơi các môn thể thao như: đi bộ, bơi, các bài tập yoga, đạp xe đạp.
Để bệnh không tiến triển nặng hơn, khi thực hiện các bài tập hoặc chơi thể thao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn nhẹ trước khi chơi 1 – 2 giờ để dạ dày không bị rỗng khiến đau dạ dày.
- Trước khi luyện tập nên có những động tác khởi động, làm ấm người giúp máu huyết lưu thông để hạn chế tình trạng sốc nhiệt, chóng mặt khi chơi thể thao.
- Lưu ý thực hiện đúng tư thế khi chơi để bệnh không thêm trầm trọng
- Kết hợp uống đủ nước trong quá trình luyện tập để không bị mất nước.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?
Căn bệnh này yêu cầu người bệnh có chế độ luyện tập, vận động thích hợp. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cân nhắc khi lựa chọn bài tập thể lực nào để chơi. Liệu người bệnh có đá bóng được không? Theo lời các chuyên gia về bệnh xương khớp – chấn thương chỉnh hình, đá bóng là môn tối kỵ của đối tượng bệnh nhân này.
Đá bóng đòi hỏi sự nhạy bén và thể lực tốt mới có tham gia luyện tập. Xét về thể lực, thể lực của người bệnh càng ngày càng suy yếu, việc chơi đá bóng sẽ làm cơ thể người bệnh mau chóng bị kiệt sức, tăng huyết áp,…
Mặt khác, đá bóng sử dụng nhiều tư thế nhảy, chạy, sút bóng, xoay mình. Các động tác này yêu cầu người chơi phải nhanh nhẹn, thường xuyên tập luyện và thực hiện các lực thật mạnh. Khi hoạt động các động tác này sẽ gây sức ép lên vùng đĩa đệm đang bị tổn thương. Đĩa đệm đang thoát vị sẽ càng bị chảy nhân nhầy ra nhiều hơn chèn ép mạnh lên dây thần kinh. Vậy nên việc đá bóng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là rất nguy hiểm.
Thêm vào đó, 2 đốt sống cạnh đĩa đệm thoát vị cọ sát vào nhau tạo nên các cơn đau “chết đi sống lại”. Nếu vẫn cố chấp luyện tập, các biến chứng để lại vô cùng nguy hiểm, người bệnh có thể bị liệt, vẹo cột sống,….
Ngoài ra, độ linh hoạt của người bệnh bị giảm sút rất nhiều. Điều này làm gia tăng khả năng xảy ra những rủi ro, tai nạn, chấn thương. Trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị chấn thương, gãy xương, dập mô mềm, chảy máu,…
Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng bệnh nhân tuyệt đối không được chơi đá bóng. Bộ môn này không giúp tình trạng bệnh của bạn khá lên mà chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, những người bình thường cũng có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khi chơi banh. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên cẩn trọng bảo vệ xương khớp, đĩa đệm khi chơi đá bóng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không, nên chơi môn thể thao nào? Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để được tư vấn tốt nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.