Từ xa xưa đến nay, dân gian đã truyền tai nhau về việc áp dụng phương pháp trị ho bằng lá trầu không vô cùng an toàn lại hiệu quả. Vị thuốc không chỉ cắt các cơn ho khan ở trẻ nhỏ, người lớn mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi sau viêm họng, ho có đờm, ho do sốt cao,… Vậy bài thuốc trên sử dụng ra sao là tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trị ho bằng lá trầu không hiệu quả
Bài thuốc chữa ho bằng lá trầu và mật ong
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quý, nhất là carbonhydrat gồm fructose, sucrose, glucose, maltose cùng carbohydrat dạng hỗn hợp. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành tế bào thương tổn.
Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá được tìm thấy trong mật ong còn giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ho do viêm họng, ho khan, ho có đờm, ho do sốt. Không chỉ vậy, mật ong còn là thức uống có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh rất tốt. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng bài thuốc như sau:
Chuẩn bị:
- Bạn cần có khoảng 10 lá trầu không tươi
- 200 ml nước lọc đã đun sôi
- 2-3 thìa cà phê mật ong nguyên chất
Cách tiến hành:
- Trước tiên, lá trầu tươi mới hái về bạn hãy đem đi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Dùng nước muối pha loãng để ngâm lá trầu trong khoảng 10-15 phút để loại bỏ hết các vi khuẩn, tạp chất gây bệnh còn sót lại.
- Tiếp theo, vớt lá ra một chiếc rổ sạch và để cho ráo nước sau đó dùng dao thái nhỏ lá ra rồi đem bỏ vào cối giã nhuyễn.
- Bỏ hỗn hợp vào bát, đổ nước đun sôi từ trước vào và ngâm trong khoảng từ 10-20 phút để các tinh chất từ trong lá hoà tan ra nước.
- Rửa sạch tay sau đó vò cho lá trầu nát ra, vắt lấy phần nước cốt dùng làm thuốc, bỏ phần bã.
- Đổ phần nước có chứa tinh dầu lá trầu không vào cốc, thêm một chút mật ong nguyên chất rồi khuấy đều là có thể sử dụng.
- Chú ý, người bệnh nên uống ngay lúc vừa mới pha xong để thuốc có công hiệu nhất. Thực hiện đủ ngày 2 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra, nếu đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ ho có kèm đờm do viêm họng thì phụ huynh có thể kết hợp giữa bài thuốc uống với việc sử dụng lá trầu không hơ nóng đem đặt trước ngực trẻ sẽ giúp con dễ ngủ hơn.
Bên cạnh đó, chống chỉ định sử dụng bài thuốc trị ho từ lá trầu không và mật ong cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Bởi mật ong có thể chứa các hợp chất có hại cho sức khỏe và thể trạng của con. Ba mẹ có thể sử dụng đường phèn để thay thế mật ong trong bài thuốc.
>>> Xem thêm: Cách chữa ho bằng dầu tràm cho bà bầu và trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Bài thuốc trị ho bằng lá trầu và gừng tươi
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn, gừng theo Đông y còn được xem là cây thuốc có tính ấm vị cay tự nhiên, mang đến khả năng giải độc, làm ấm cơ thể, giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ức chế và tiêu diệt các tác nhân có hại, làm ấm cổ họng, tán phong hàn, hạ sốt và đặc biệt là trị các chứng như ho có đờm, ho khan, giảm triệu chứng cổ họng đau rát.
Chuẩn bị:
- Nguyên liệu chính gồm khoảng 10-15 lá trầu không và 1 củ gừng tươi.
- 200 ml nước đã đun sôi.
Cách tiến hành:
- Việc sơ chế cũng giống với bài thuốc trên, lá trầu sau khi rửa sạch sẽ mang đi ngâm trong nước muối để loại bỏ các vi khuẩn và tạp chất tồn tại ở lá.
- 15 phút sau, hãy vớt lá ra rổ, xả qua với nước và để ráo. Đem gừng thái thành từng lát mỏng và trầu không thái nhỏ.
- Cho gừng vào cố và giã nhuyễn. Đổ hỗn hợp vào một chiếc bát con, sau đó thêm 200ml nước đun sôi, khuấy đều và ngâm chúng trong vòng 20 phút.
- Tiếp đó, bạn có thể dùng tay hoặc miếng vải để vò nát và vắt hết tinh chất từ lá trầu. Bỏ phần bã và rót nước ra ly là có thể sử dụng được.
- Lưu ý nhỏ, bài thuốc sẽ có tác dụng tốt nhất khi bạn uống ngay sau khi thực hiện. Kiên trì đều đặn ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút, khoảng 5-7 ngày sau là bạn đã thấy tình trạng ho đã được cải thiện rõ rệt
Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn và hiệu quả cao trong việc áp dụng bài thuốc trị ho từ lá trầu không, bạn nên chú ý chọn loại lá có màu xanh thẫm bởi chúng sẽ chứa nhiều tinh dầu hơn. Ngoài ra, không nên dùng bài thuốc từ lá trầu và mật ong trong thời gian dài đối với các trường hợp có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về các trị ho bằng lá trầu không an toàn và được dân gian áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn và tăng hiệu quả điều trị, bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra hướng điều trị cụ thể, phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!