Viêm dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là lứa tuổi có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới viêm loét dạ dày ở trẻ em? Dấu hiệu và phương pháp điều trị sao cho hiệu quả. Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày ở trẻ em
Đây là tình trạng dạ dày của trẻ em xuất hiện các vết loét do viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, trẻ em ở độ tuổi từ 6 – 16 tuổi có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh này.
Do nhiễm khuẩn dạ dày
Dạ dày bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh viêm dạ dày. Trong đó, vu khuẩn HP (Helicobacter pylori) được coi là loại vi khuẩn phổ biến và dễ xâm nhập, tồn tại dưới niêm mạc dạ dày nhất. Trẻ em cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của loại vi khuẩn nguy hiểm này. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn HP phát triển và tấn công vào thành niêm mạc, gây viêm loét dạ dày ở trẻ em và ở người lớn.
Do lạm dụng các loại thuốc
Các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày. Ngày nay, việc lạm dụng thuốc kháng sinh đối với trẻ nhỏ ngày càng phổ biến. Khi các bé bị ốm, bị sốt hoặc các chứng bệnh thường gặp, để chữa trị nhanh chóng các bậc phụ huynh thường lựa chọn kháng sinh. Tuy nhiên các loại thuốc này dùng quá nhiều gây lên tình trạng nhờn thuốc, nguy hiểm hơn là gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Do ăn uống không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng, việc ăn uống thiếu hợp lý là một trong những nguyên nhân không thể không kể đến. Trẻ nhỏ thường có xu hướng thích các món ăn chiên rán, cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga hay một số món lạ miệng khác… Trên thực tế, tất cả những loại thực phẩm này đều gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa, thức ăn tồn đọng khó tiêu hóa dễ khiến dạ dày bị viêm nhiễm, lở loét. Hay việc sử dụng các loại thực phẩm hỏng, quá hạn, đồ ăn ôi thiu đều có thể làm tăng nguy cơ dạ dày bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Những dấu hiệu viêm loét dạ dày ở trẻ em
Bệnh ở trẻ em có những dấu hiệu khá rõ ràng, có thể nhận biết được. Tuy nhiên các dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác khiến các em nhỏ và cha mẹ chủ quan. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày ở trẻ cần lưu ý:
- Đau bụng: Trẻ em xuất hiện cảm giác đau rát dạ dày, tập trung nhiều ở vùng trên rốn, vùng thượng vị. Các cơn đau này ban đầu chỉ âm ỉ, thỉnh thoảng mới xuất hiện. Tuy nhiên càng lâu ngày, cảm giác đau đớn càng dữ dội, tần suất đau cũng thường xuyên hơn.
- Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng: Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải các vấn đề về dạ dày. Bé luôn trong trạng thái chướng bụng sau khi ăn, khó tiêu hóa dù chưa ăn no lắm, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất béo, đồ cay nóng, nước uống có ga… Khi ợ hơi thì xuất hiện vị chua đắng tồn đọng trong cổ họng.
- Buồn nôn và nôn: Đây là một trong những dấu hiệu viêm loét dạ dày ở trẻ em cần chú ý, một số khác có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn. Nguyên nhân gây ra các cơn buồn nôn là do dạ dày bị viêm loét, thức ăn khó tiêu hóa kích thích acid trào ngược, gây ra các cơn buồn nôn, thậm chí bé dễ nôn thức ăn đã ăn ra ngoài.
- Đi ngoài ra máu: Nguy hiểm hơn nữa, các bé bị xuất huyết dạ dày dẫn đến đi ngoài ra máu. Lúc này, tình trạng bệnh đã ở mức độ hết sức nghiêm trọng, các vết loét lan rộng và sâu, khiến dạ dày bị tổn thương gây chảy máu trong. Máu theo đường tiêu hóa đi ra bên ngoài.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em
Hiểu được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần tìm kiếm các phương pháp điều trị cho con em mình càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh cho trẻ phổ biến nhất.
Điều trị tại các cơ sở y tế
Trong trường hợp trẻ nhỏ xuất hiện bất cứ triệu chứng lạ nào kể trên, các bậc phụ huynh cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, các bé sẽ được thăm khám, tiến hành các bước xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em. Từ đó, các bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp và an toàn nhất đối với từng đối tượng khác nhau.
Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị tại các cơ sở y tế, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn điều trị tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên các phương pháp tại nhà chỉ dành cho những bé bị dạ dày nhẹ, hoặc sử dụng để hỗ trợ điều trị cho các phương pháp y khoa chuyên nghiệp.
- Sử dụng các bài thuốc Nam: Các bài thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày có thể giúp hỗ trợ làm lành vết loét, kháng khuẩn hữu hiệu. Một số bài thuốc Nam có thể kể đến như: trà gừng, nghệ kết hợp mật ong, nước nha đam và mật ong…
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là điều cần thiết trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày. Các mẹ cần cho các bé bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ rau củ quả. Hạn chế tối đa việc ăn các loại đồ ăn cứng, đồ khó tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để dạ dày bớt áp lực… Bên cạnh đó, hãy cho bé thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi ngủ cho bé nằm cao đầu, vận động nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa hết sau khi ăn.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng về viêm loét dạ dày ở trẻ em. Đây là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển còn chưa hoàn thiện. Các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị cho con em mình.