Sử dụng gừng chữa viêm phế quản là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi chúng có ưu điểm là khá an toàn và lành tính. Vậy cụ thể tác dụng của gừng trong điều trị bệnh là gì và có những cách thực hiện ra sao. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể.
Chữa viêm phế quản bằng gừng
Không chỉ là một gia vị, gừng còn là một vị thuốc được sử dụng để chữa cúm, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, say tàu xe, giảm chứng buồn nôn khi phụ nữ đang bị ốm nghén. Bên cạnh đó, gừng còn giúp giảm tình trạng viêm cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất có ở gừng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài xâm nhập, chống nhiễm trùng, chống viêm đường hô hấp. Trong đó có chứng viêm phế quản. Ngoài việc dùng gừng độc vị, bạn có thể sử dụng phối hợp gừng với những vị thuốc khác để khắc phục chứng bệnh.
Uống trà gừng vào mỗi buổi sáng
Có thể nói, sử dụng trà gừng chữa viêm phế quản là cách đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất. Mỗi sáng bạn nên duy trì thói quen uống 1 tách trà để diệt khuẩn, giảm viêm, giảm sưng phế quản.
Theo đó, bạn có thể chế biến thành trà gừng với các cách như sau:
Cách 1: Sử dụng trà quế và gừng
- Bạn rửa sạch quế và gừng, sau đó dập ra thật nát rồi trộn đều cả 2 nguyên liệu với nhau.
- Cho nguyên liệu vào trong bình hoặc ấm rồi hãm với nước nóng, lượng nước hãm cần phụ thuộc vào lượng quế và gừng.
- Duy trì thực hiện bài thuốc từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh được thuyên giảm một cách rõ rệt.
Cách 2: Sử dụng trà thảo dược gồm mật ong, hạt tiêu đen, gừng
Những nguyên liệu này có tác dụng làm dịu và diệt khuẩn rất tốt. Cách thực hiện như sau:
- Pha 1 muỗng hạt tiêu và bột gừng vào trong tách nước nóng rồi khuấy đều lên.
- Cho thêm một chút mật ong vào rồi thưởng thức.
- Duy trì mỗi ngày sử dụng 2 tách trà sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lý.
Chữa viêm phế quản bằng mật ong, rễ chè, gừng tươi
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm gừng tươi 50g, rễ chè 100g, 3 đến 4 thìa mật ong.
- Làm sạch rễ chè và gừng rồi cho vào trong nồi sao cho ngập nguyên liệu.
- Đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút thì dừng lại và chắt lấy nước để uống.
- Khi uống, bạn cho thêm mật ong bên ngoài đã được chuẩn bị.
- Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, bạn nên chia làm 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Dùng gừng tươi chấm với mật ong chữa viêm phế quản
Do gừng rất nóng và cay nên chỉ khi người bệnh ăn được cay mới có thể áp dụng bài thuốc này. Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng bởi vị ngọt từ mật ong sẽ làm át đi vị cay từ gừng.
Theo đó, người bệnh chỉ cần lấy 1 củ gừng già, rửa cho thật sạch rồi thái ra thành những lát mỏng. Sau đó, bạn chấm gừng cùng với mật ong.
Uống mật ong cùng với gừng
Bài thuốc này cùng giống với như uống trà hoặc đun rễ cây chè với gừng. Tuy nhiên, do nguyên chất hơn nên hiệu quả chữa viêm phế quản sẽ tốt hơn. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm mật ong 200g, gừng tươi 500g.
- Rửa sạch gừng rồi nghiền gừng ra để ép lấy nước uống.
- Đổ nước ép gừng vào trong nồi rồi thêm mật ong vào.
- Đun hỗn hợp trong lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp đặc sệt, cô đặc lại thì tắt bếp.
- Duy trì mỗi ngày uống hỗn hợp 2 lần để thấy được sự thay đổi của bệnh lý.
Sử dụng bài thuốc từ tiêu, tỏi, mật ong và gừng
Thông thường, người bệnh viêm phế quản luôn có cảm giác nóng rát ở trong lồng ngực. Bên cạnh đó, ống phế quản sẽ bị vướng, tắc nghẽn do cổ họng bị viêm giữa và gây ra cảm giác ngứa, đau. Bài thuốc từ mật ong, tiêu, tỏi và gừng sẽ làm giảm cảm giác nóng và giúp cho ống phế quản trở nên thông thoáng hơn.
Cách thực hiện bài thuốc rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn lấy 1 muỗng cà phê rồi trộn với hạt tiêu xay, cho thêm 1 đến 2 tép tỏi vào cùng với gừng đã được xay nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp rồi sử dụng để làm dịu vùng cổ họng.
>>> Xem thêm: Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá như thế nào cho hiệu quả?
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng gừng chữa bệnh
Mặc dù được đánh giá khá an toàn và lành tính, tuy nhiên để tránh cơ thể gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực không đáng kể, trong quá trình dùng gừng, người bệnh nên lưu ý về các vấn đề sau:
- Trong trường hợp bị dị ứng với gừng, bạn không nên dùng gừng để chữa viêm phế quản. Bởi lẽ, nếu cơ thể bị dị ứng với gừng sẽ khiến cho cơ thể gặp phải những tác dụng phụ như nổi mề đay, sưng môi lưỡi, sưng môi, khó thở…
- Phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, mắc phải các bệnh như tiểu đường, tim mạch, rối loạn máu, đang dùng thuốc đông máu hoặc trước khi phẫu thuật cần phải hết sức thận trọng khi dùng gừng chữa viêm phế quản.
- Không dùng gừng khi bụng đang đói bởi có thể khiến cho lớp niêm mạc bị kích ứng. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng gừng với liều lượng phù hợp, không nên dùng gừng ít hoặc quá liều hơn so với quy định.
- Nếu như cơ thể gặp phải những cảm giác khó chịu sau khi dùng gừng, bạn nên ngừng việc sử dụng gừng.
- Gừng chỉ có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm. Do đó, bạn không nên dùng gừng thay thế cho thuốc kháng sinh hay cho những loại thuốc nào khác.
- Trong quá trình dùng gừng chữa bệnh, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn cách chữa viêm phế quản bằng gừng. Hy vọng bạn sẽ biết áp dụng đúng cách để tình trạng bệnh lý nhanh chóng có sự cải thiện rõ rệt. Nếu không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn thành công!