Viêm phế quản là căn bệnh hô hấp xảy ra phổ biến ngày nay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu lâm sàng của bệnh với các bệnh lý đường hô hấp khác, gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. X quang viêm phế quản phổi được đánh giá là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hiệu quả, giúp hỗ trợ tối đa trong việc phát hiện bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm kiến thức bổ ích về kỹ thuật X quang qua bài viết dưới đây.
Vai trò của X quang viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp xảy ra do tình trạng tổn thương niêm mạc phế quản. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt, ho có đờm lâu ngày không khỏi, ho khan, đau tức ngực, khó thở,… Nếu chỉ dựa vào những thăm khám lâm sàng thì khả năng chẩn đoán chính xác bệnh là rất thấp. Điều này có thể dẫn tới điều trị bị sai cách, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Chính vì vậy, trong trường hợp này, người bệnh nên tuân theo chỉ định làm các phương pháp cận lâm sàng trong đó có kỹ thuật chụp X quang để chẩn đoán bệnh.
X quang là kỹ thuật chụp bằng tia X, được áp dụng trong quá trình thăm khám cho những bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng hoặc có nghi ngờ mắc một số bệnh lý hô hấp nghiêm trọng hơn ở người > 75 tuổi, mạch đập nhanh trên 100 lần mỗi phút, nhịp thở > 24 lần một phút và có xuất hiện tình trạng đông đặc phổi .
Kết quả đưa ra từ hình ảnh X quang phổi sẽ hỗ trợ tích cực cho các bác sĩ, giúp quá trình chẩn đoán các bệnh nguy hiểm được chuẩn xác và rõ ràng. Có thể kể đến một số bệnh cụ thể như áp xe phổi, viêm phổi, ung thư phổi. Đồng thời, khi đã phát hiện đúng bệnh, bác sĩ sẽ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
Ý nghĩa của X quang viêm phế quản trong chẩn đoán bệnh
Còn trong việc điều trị bệnh viêm phế quản, kết quả từ chụp X quang cho thấy phần nhánh phế quản xuất hiện các đám màu đậm hơn. Điều này chứng tỏ rằng hiện trong phổi của bệnh nhân đang có sự tích tụ của dịch nhầy, chúng có thể tạo ra bởi vi khuẩn, virus, do các dịch nhầy từ niêm mạc hô hấp bị viêm tiết ra hoặc chúng là các lông mao bị suy giảm hoạt động do thói quen hút nhiều thuốc lá.
Không chỉ vậy, sự bất thường của phế quản và phổi còn được thể hiện ở một số các dấu hiệu khác như dung tích phổi tăng do chứa nhiều dịch mủ, xuất hiện các hình mờ tại ranh giới của các mạch máu do hai bên rốn phổi bị viêm.
Bên cạnh đó, hình chụp X quang còn phản ánh rõ được những thay đổi về cấu trúc ở phổi trong thời gian mắc bệnh khác so với bình thường. Điều này được lý giải là bởi khi mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản đã dẫn đến chức năng và hiệu quả làm việc của phổi cũng đang có xu hướng giảm dần. Đồng thời, hiệu quả chẩn đoán bệnh sẽ phụ thuộc vào trình độ và tay nghề của bác sĩ.
Ngoài việc thực hiện chẩn đoán bệnh bằng chụp X quang, bạn còn có thể được chỉ định một số các xét nghiệm đi kèm như:
- Xét nghiệm vi sinh: Mẫu vi sinh sẽ được đưa đến phòng để tiến hành làm xét nghiệm nhằm xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, dựa vào đó để đưa ra liều kháng sinh điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy sự gia tăng của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ngoại vi, công thức bạch cầu chuyển trái,… là các chỉ số thường thấy ở bệnh viêm phế quản.
>>> Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chuẩn BYT
Những lưu ý khi chụp X quang viêm phế quản
Có thể thấy X quang không chỉ là hình ảnh hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh viêm phế quản mà còn trong nhiều bệnh lý khác. Vì vậy mà người bệnh cần nắm bắt một số vấn đề sau để chuẩn bị kỹ hơn trước khi cần chụp X quang.
- Trong quá trình chụp, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng nên cởi bỏ bớt quần áo nhằm hạn chế các cản trở tại vị trí chụp.
- Trước lúc thực hiện chụp X quang, bạn cần tháo bỏ hết tất cả trang sức và các đồ vật làm bằng kim loại khỏi cơ thể. Bởi có chúng có khả năng ngăn chặn “đường đi”, làm ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng của hình chụp.
- Cần thông báo để tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đã từng chụp X quang trong thời gian ngắn gần đây bởi việc sử dụng tia X quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Người bệnh cần cung cấp đúng cân nặng, chiều cao cùng các thông số khác của cơ thể để bác sĩ điều chỉnh lượng tia chụp phù hợp.
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã và đang sử dụng máy tạo nhịp tim, stent tim để đưa ra chỉ định phù hợp.
- Đặc biệt, một điều hết sức cần chú ý đó là tuyệt đối không được tiến hành kỹ thuật chụp X quang đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đề cập ở bài viết đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang viêm phế quản. Ngoài ra, để quá trình điều trị được hiệu quả nhất, bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dầu hiệu bất thường nào. Chúc bạn luôn vui khoẻ!